Bạn có biết 1 năm Việt Nam có bao nhiêu ngày tết?

ý nghĩa các ngày tết ở việt nam

Nội dung

Rate this post

Ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam không phải ai cũng hiểu và biết hết. Bạn đã bao giờ hiểu và biết hết các ngày tết trong một năm ở nước ta chưa? Cùng tìm hiểu và khám phá ý nghĩa các loại tết để làm phong phú và mở rộng hơn vốn kiến thức của chúng ta nhé.

Một năm Việt Nam có bao nhiêu cái tết?

Ý nghĩa chung về các ngày tết

Tết ở nước ta, dù là tết chính hay tết phụ đều mang một ý nghĩa chung là hướng về nguồn cội, hướng tới giá trị nhân văn của mỗi con người. Ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam đều gửi gắm những ước vọng của con người vào đó. Đó là lòng biết ơn đối với thần linh, ông bà tổ tiên đã giúp đỡ mang đến cuộc sống ấm no, đủ đầy. Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn thần linh, tổ tiên ông bà mang đến cho chúng ta một năm bình an, hạnh phúc, thái bình và làm ăn phát đạt

ý nghĩa các ngày tết ở việt nam
Tết đều thể hiện mong ước về những điều tốt đẹp đối với con người

Các loại tết ở Việt Nam

Trong 1 năm ở Việt Nam theo thống kê có khoảng 8 ngày tết. Mỗi ngày tết đều có 1 ý nghĩa riêng của nó. Hầu hết các ngày tết này đều có nguồn gốc từ trung hoa. Nhưng vẫn mang đậm bản sắc riêng của dân tộc ta. Theo thuần phong mỹ tục của Việt Nam chứ không giống hoàn toàn văn hóa Trung Quốc.

Ý nghĩa các ngày tết ở việt nam

Ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam

1/ Tết Thượng Nguyên (Nguyên Tiêu)

Tết Thượng Nguyên hay còn gọi là tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm Tháng Giêng còn gọi là ngày vía của Phật tổ. Tại các chùa thường tổ chức làm lễ lớn. Mọi người vào ngày tết này thường làm lễ cúng gia tiên và đến chùa cúng dâng sao giải hạn rất đông, để mong một năm gặp nhiều may mắn, điềm lành. Xóa bỏ những điềm xấu xảy ra đối với bản thân và gia đình.

tết nguyên tiêu trong ý nghĩa các ngày tết
Tết nguyên tiêu mọi người hay thả đèn hoa đăng

2/ Tết Thanh minh

Theo qui ước, tết Thanh Minh đến sau ngày lập xuân 45 ngày. Do vậy thường tết Thanh Minh bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch và nằm trong tháng ba dương lịch. Do vậy người xưa thường có câu “thanh minh trong tiết tháng ba”. Vào những ngày này trời trong sáng, mọi người thường làm lễ cúng gia tiên và đi tảo mộ, dọn dẹp lại phần mộ của ông cha để tưởng nhớ người đã khuất.

tết thanh minh ở việt nam
Tết thanh minh mọi người thường ra mộ để tưởng nhớ tổ tiên

3/ Tết Hàn thực

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. “Hàn Thực” nghĩa Hán Việt có nghĩa là đồ ăn lạnh. Vào ngày này người ta thường làm bánh trôi bánh chay để dâng lên gia tiên. Nên tết này còn có tên gọi khác đó là Tết Bánh Trôi Bánh Chay.

tết hàn thực ở việt nam
Tết hàn thực mọi người thường làm bánh trôi, bánh chay để thắp hương gia tiên

4/ Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương hoặc tết Giết sâu bọ. Tết diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Vào ngày tết này, mọi người thường mua hoa quả, làm rượu nếp và ăn vào lúc sáng sớm. Với mục đích giết sâu bọ để mong một năm mùa màng bội thu. 

tết đoan ngọ
Tết đoan ngọ mọi người hay làm rượu nếp, gói bánh tẻ và mua hoa quả về giết sâu bọ

5/ Tết Trung nguyên (rằm tháng 7)

Tết Trung nguyên diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Đây là ngày tết có nhiều ý ngĩa. Được coi là ngày mở cửa ngục, ân xá các vong hồn. Nên thường có lễ cúng cô hồn cho các vong linh. Ngoài ra ngày rằm tháng 7 còn là ngày Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Tại chùa vào ngày này thường tổ chức nghi thức “bông hồng cài áo” nhằm thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

tết trung nguyên
Tết Trung nguyên rằm tháng 7 với nghi thức “bông hồng cài áo”

6/ Tết Trung thu

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết này là tết của trẻ em nhưng người lớn cũng nhân ngày tết này mà họp mặt, gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Nên tết trung thu còn có ý nghĩa là tết đoàn viên.

Vào ngày tết này trẻ con được người lớn bày cỗ trông trăng, được rước đèn ông sao, cùng với các hoạt động như múa Lân Sư Rồng vô cùng sôi động. Khiến trẻ em rất vui vẻ và háo hức, đây là ngày tết mà bất cứ trẻ em nào cũng mong đợi.

Xem thêm >> 5+ Trò chơi dân gian thiếu nhi không thể thiếu trong tết trung thu <<

tết trung thu
Tết trung thu không thể thiếu múa Lân và rước đèn

7/ Tết ông công ông táo

Tết ông công ông táo hay còn gọi là tết táo quân. Đây là tết diễn ra vào ngày 23 tháng chạp tức ngày 23 tháng 12 âm lịch. Đây là ngày “vua bếp” lên chầu trời, để tâu với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn và cư xử của gia đình trong năm qua.

Vào ngày này các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng tiễn ông táo về trời. Thường lễ cúng gồm bộ quan phục, 3 con cá chép và được cúng trong bếp. Cúng xong bộ quan phục sẽ được đốt và cá chép sẽ được thả đi.

tết táo quân ở việt nam

8/ Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết âm lịch, tết ta, tết cổ truyền. Đây là ngày tết lớn nhất trong 1 năm, mừng kết thúc mùa màng cũng là kết thúc một năm theo lịch của người Á Đông.

Tết Nguyên đán là dịp người Việt tìm về nguồn cội, tưởng nhớ tiên tổ. Tết là dịp những người con xa quê hương đoàn tụ với gia đình. Đây là dịp mọi thành viên trong gia đình ngồi lại bên nhau, gặp gỡ trò chuyện sau một năm làm việc vất vả. Là dịp hàn gắn, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, dòng họ lại với nhau.

tết nguyên đán ở việt nam
Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất năm của người Việt Nam

Những thông tin hữu ích trên, đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về số lượng các ngày tết trong một năm ở nước ta. Cũng như ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam, nhằm mở rộng hơn kiến thức về văn hóa của ông cha ta và làm cho bạn có cách chuẩn bị đầy đủ hơn mỗi khi các ngày tết đến.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *