Nội dung
Lễ hội ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng trải dài trên mọi miền của tổ quốc. Mỗi một lễ hội đều mang đậm bản sắc dân tộc của cư dân ở vùng lãnh thổ đó. Đây là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc thu hút bạn bè quốc tế ghé thăm. Hằng năm có hàng nghìn lễ hội diễn ra trên cả nước thu hút một lượng lớn khách hành hương và thăm thú cảnh quan địa danh đó.
Tìm hiểu về lễ hội ở Việt Nam
Lễ hội ở Việt Nam gồm có những gì?
Lễ hội ở Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính chất cộng đồng. Lễ hội gồm 2 phần chính đó là phần “Lễ” và phần “Hội”. Trong đó phần “Lễ” là hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh. Phản ánh những ước mơ, những khao khát chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Như ước mơ một cuộc sống ấm lo, mưa thuận gió hòa, bình an, làm ăn thuận lợi….
Phần “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Nhằm tăng thêm tình đoàn kết giữa các làng, xã, cộng đồng dân cư ở khu vực đó hoặc trên vùng địa lí rộng hơn.
Phân cấp lễ hội ở Việt Nam
Lễ hội ở Việt Nam hiện nay chưa được phân cấp rõ ràng như các di tích lịch sử. Nhưng theo đề xuất lễ hội sẽ được kiểm kê để phân theo các cấp như: Lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp huyện, lễ hội cấp xã, lễ hội cấp làng.
Ngoài ra hiện nay người ta phân lễ hội theo hình thức như: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo và lễ hội du nhập từ nước ngoài. Trong đó lễ hội dân gian chiếm phần lớn các lễ hội lớn ở Việt Nam.
Các lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam lớn nhất tại 3 miền
Lễ hội đền Hùng tại miền Bắc
Lễ hội đền Hùng là lễ hội lớn nhất miền Bắc. Đây là quốc giỗ của cả nước để tưởng nhớ vua Hùng. Vị vua đầu tiên có công dựng nước. Lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách viếng thăm khi lễ hội được mở. Do đó mỗi độ tháng ba âm lịch về, những người con đất Việt khắp mọi miền đất nước lại về mảnh đất Tổ vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Mong một lần được tham dự lễ hội đền Hùng.
Lễ hội đền gồm 3 phần: Khai mạc, hội chính và kết thúc hội. Phần khai mạc gồm những nghi lễ dâng hương, múa Lân Sư Rồng để khai mạc buổi lễ. Phần hội chính là các hoạt động để người dân cả nước về hành lễ. Kết thúc lễ hội là phần bế mạc và đóng cửa di tích.
Lễ hội cầu ngư tại miền Trung
Đây là lễ hội của làng Thái Dương Hạ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng giêng hằng năm. Lễ hội tưởng nhớ thành Hoàng làng người có công dạy dân nghèo đánh cá và tỏ lòng thành kính dâng lên cá Ông.
Lễ hội thường diễn ra vào 2 ngày. Ngày lễ chính, ban nghi lễ mời các cụ cao niên trong làng làm lễ tế. Nói về lòng biết ơn của dân làng với cá Ông, cầu mong mùa đánh bắt cá bội thu, thuyền bè ra khơi an toàn, thuận buồm xuôi gió. Ngày tiếp theo có thêm phần “Hội” , ban tổ chức thực hiện nhiều trò chơi, sinh hoạt cộng đồng. Mô tả lại cảnh trèo thuyền, đánh bắt cá, lắc thúng, đua thuyền….Ngoài ra còn kết hợp thêm các hình thức ca hát như hát bài chòi nhằm tăng thêm sự đoàn kết cộng đồng.
Lễ hội cầu ngư là phong tục tập quán đẹp của người dân miền Trung. Đây là nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của những người dân làng chài.
Lễ hội Katê tại miền Trung Bộ
Lễ hội Kate là lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng người Chăm sống tại 2 tỉnh Ninh thuận và Bình Thuận. Được tổ chức tại tháp Poklong Garai hoặc tháp chàm khác. Đây là lễ hội linh thiêng và quan trọng nhất của đồng bào người Chăm. Lễ hội diễn ra vào ngày 25 tháng 7 theo lịch của dân tộc Chăm. Nhằm tưởng nhớ những người đã khuất, các vị vua, thần linh và những vị anh hùng của dân tộc.
Phần “Lễ” gồm nghi thức rước, mở cửa tháp, tắm tượng, thay y phục. Điểm đặc sắc ở lễ hội này là điệu múa đặc trưng của người Chăm.
Phần “Hội” của lễ hội là các hoạt động vui chơi cộng đồng tại các làng, xã hoặc trong các hộ gia đình. Nhằm tăng thêm tinh thần đoàn kết, hòa nhập cộng đồng.
Lễ hội bà Chúa Xứ tại miền Nam
Lễ hội bà Chúa Xứ là lễ hội lớn nhất miền Nam Bộ. Lễ hội diễn ra từ đêm ngày 23 đến hết ngày 27 tháng tư âm lịch tại Châu Đốc, tỉnh An Giang. Thu hút hàng triệu lượt khách mỗi khi mở hội. Ngày đầu buổi lễ là ngày diễn ra lễ phục hiện rước tượng Bà. Từ bệ đá ngự trên đình núi Sam xuống Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ở dưới chân núi. Nghi lễ phục hiện rước Bà Chúa Xứ thu hút hàng ngàn người dân và du khách tham gia.
Rước Bà xuống núi, đi đầu là đội Lân Sư Rồng, rồi Trưởng làng, cùng các quan vị chức sắc mang lễ vật rước Bà, kế đến người dân, du khách… Sau khi rước Bà xuống núi là nghi thức tắm Bà.
Lễ hội thu hút rất đông lượt khách tham dự để cầu may mắn và tài lộc.
Những lễ hội ở Việt Nam kể trên vô cùng đặc sắc và thú vị phải không các bạn. Còn trần trừ gì nữa, khi có cơ hội. Các bạn hãy hành hương về những lễ hội lớn nhất trên. Để hòa mình cùng với không gian của lễ hội, của truyền thống dân tộc.