Mách bạn đầu năm nên làm gì cho may mắn, tài lộc vào nhà

Nội dung

Rate this post

Đầu năm nên làm gì cho may mắn, tài lộc vào nhà? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm mỗi dịp tết đến, xuân về. Người xưa vẫn thường quan niệm, những ngày đầu năm. Nếu gặp điều tốt đẹp thì cả năm còn lại sẽ may mắn. Ngược lại nếu gặp điều xui xẻo, sẽ khiến cả năm làm ăn không thuận lợi. Bài viết dưới đây mách bạn các việc nên làm giúp mang may mắn, tài lộc cho bản thân và gia đình.

Đầu năm nên chọn người xông đất cho may mắn

Ý nghĩa tục xông đất đầu năm

Xông đất đầu năm hay còn gọi là xông nhà. Đầu năm nên làm gì cho may mắn thì đây là việc làm đầu tiên của đầu năm. Là phong tục có từ lâu đời của người Việt. Sau thời điểm giao thừa thì người nào bước vào nhà đầu tiên. Cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Mỗi phong tục tập quán đều có những ý nghĩa nhất định. Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại. Nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ. Thì người ta tin rằng cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý. Do vậy việc chọn người xông đất đầu năm rất quan trọng, chọn người có tính tình vui vẻ, hòa đồng, có đạo đức tốt và thành công trong công việc làm người mở đầu trong ngày mồng 1 cho gia chủ để có một năm may mắn, tài lộc.

đầu năm nên làm gì cho tài lộc nên xông đất đầu năm
Đầu năm nên làm gì cho may mắn thì việc đầu tiên nên chọn người xông đất

Cách chọn người xông đất đầu năm hợp mệnh tuổi

Người đến xông đất thường đem theo những phong bao lì xì để mừng tuổi trẻ con, người già và chúc mừng năm mới đến toàn thể gia đình. Sau đó, người xông đất sẽ được gia chủ chúc mừng năm mới và ngồi chơi nói chuyện chỉ khoảng 5 đến 10 phút rồi xin cáo từ chứ không nên ở lại lâu. Tục xông đất thể hiện tinh thần hướng đến những điều tốt lành, may mắn và cầu mong một năm mới mọi sự đều thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.

Một người tốt bụng và tài giỏi sẽ đem đến những điều tốt đẹp, an lành đến với gia đình. Thế nhưng một yếu tố nữa cần phải cân nhắc đó là chọn người hợp tuổi để nhờ xông đất. Người ta có thể chọn những người tam hợp hay lục hợp với tuổi của gia chủ.

Dưới đây là bảng chọn người xông đất hợp theo tuổi tam hợp và lục hợp như sau:

  Sửu Dần  Mão Thìn Tỵ  Ngọ Mùi  Thân Dậu Tuất Hợi

Tam

hợp

Thân

Thìn

Tỵ

Dậu

Ngọ

Tuất

Hợi

Mùi

Thân

Dậu

Sửu

Dần

Tuất

Hợi

Mão

Thìn

Tỵ

Sửu

Dần

Ngọ

Mão

Mùi

Lục hợp Sửu Hợi Tuất Dậu Thân Mùi Ngọ Tỵ Thìn Mão Dần

Ngoài ra bạn có thể chọn người xông đất hợp theo mệnh.

Mệnh Hợp Mệnh
Kim Thổ, Thủy, Kim
Mộc Thủy, Hỏa, Mộc
Thủy Kim, Mộc, Thủy
Hỏa Mộc, Thổ, Hỏa
Thổ Hỏa, Kim, Thổ

Đi chùa đầu năm cầu may mắn, bình an

Ý nghĩa của việc đi chùa đầu năm mới

Đầu năm nên làm gì cho may mắn thì đi chùa là một việc nên làm. Đi chùa đầu năm là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ý nghĩa của nó là mong tìm sự bình an cho gia đình, mong một năm mới gặp nhiều may mắn, tốt đẹp. Nghiệm ra những Nhân quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

Chuẩn bị lễ đi chùa đầu năm

Việc chuẩn bị lễ chùa đầu năm cũng khá quan trọng. Vì sắm lễ phải đúng và không phạm vào giáo lý nhà Phật. Lễ đi chùa đầu năm là lễ chay, bao gồm: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè….Tuyệt đối không được sắm lễ mặn như: Thịt, gà, dê, giò, chả…

Hoa tươi lễ phật nên dùng hoa sen, hoa huệ, hoa cúc, hoa mẫu đơn. Không nên dùng các loại hoa dại, hoa tạp.

Trang phục đi chùa nên giản dị, kín đáo. Tốt nhất bạn nên sắm cho mình và gia đình mỗi người bộ trang phục áo đi chùa riêng.

đi chùa đầu năm mới gợi ý cho đầu năm nên làm gì cho may mắn
Đi chùa đầu năm với ý nghĩa mong một năm nhiều bình an

Đầu năm nên rước Lân vào nhà

Nguồn gốc của múa lân đầu năm

Lân có hình thù dữ dằn, nhưng tính tình lại ngây ngô vui vẻ, hiền lành. Lân ăn chay ăn rau quả và chỉ xuất hiện những nơi thanh bình. Ở đâu lân xuất hiện, dân cư nơi đó sẽ làm ăn khấm khá, bệnh dịch được bài trừ, đất đai sẽ màu mỡ hưng vượng. Từ đó, mỗi đầu năm, người ta tổ chức múa lân với lòng mong mỏi suốt năm mọi người sẽ được sung túc.

Ý nghĩa rước lân vào nhà đầu năm mới

Đầu năm mới mời đoàn múa Lân Sư Rồng. Múa rước Lân vào nhà với ý nghĩa mong muốn xua đuổi xui xẻo của năm cũ. Đón may mắn, tài lộc, của cải sung túc vào nhà. Bên cạnh ông địa là hiện thân của đức phật Di Lặc, mang điều tốt lành đến với gia chủ. Còn có thần tài tín ngưỡng là một vị thần mang đến tài lộc, của cải, sung túc cho gia đình.

đầu năm nên làm gì cho may mắn, nên rước lân vào nhà
Đầu năm nên làm gì cho may mắn thì nên rước Lân vào nhà

Xin chữ đầu năm mong tài lộc và bình an

Ý nghĩa tục xin chữ đầu năm

Từ xưa, mọi người có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Đầu năm nên làm gì cho may mắn thì việc bạn đi xin chữ là cần thiết.

Nên xin chữ gì để đầu năm tài lộc, bình an

Tùy vào cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi mà người ta thường xin những chữ khác nhau. Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Đăng khoa… Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát… Người cầu thành công xin chữ Thành, Đạt,… Dưới đây là ý nghĩa của những chữ mang tài lộc, may mắn cho gia đình đầu năm.

Xin chữ “Lộc” biểu trưng cho tài lộc
Những người xin chữ này muốn có một năm làm ăn phát tài, phát lộc. Mọi người tặng nhau chữ lộc như là lời chúc may mắn, thành đạt tới người nhận. Vì vậy chữ lộc được rất nhiều người lựa chọn xin vào đầu năm để treo trong nhà.
Xin chữ “Phúc” để cầu hạnh phúc
Chữ Phúc tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, thể hiện mong muốn có một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia chủ. Đã từ lâu chữ phúc đã được trang trí trong nhà của người dân Việt.
Xin chữ “An” tượng trưng cho bình an
Chữ An tượng trưng cho sự bình an, với mong muốn một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Chữ An là loại chữ được xin nhiều nhất để treo trong nhà.
Xin chữ “Lộc”, “Phúc”, “An” cho một năm tài lộc may mắn đầy nhà

Những lưu ý đầu năm không nên làm để tránh tai họa

Cãi vã là điều kiêng kị nhất đầu năm

Cãi vã đầu năm mới, theo quan niệm của dân gian, cãi vã đầu năm làm cho một năm không an lành, luôn lục đục to tiếng. Cãi vã ngày xuân làm cho không khí ngày đầu năm mới u buồn và không vui vẻ. Đầu năm mọi người đều luôn niềm nở, giữ hòa khí dù có bất đồng, xích mích. Ngay cả khi trẻ con nghịch ngợm, phạm lỗi cũng dễ được mọi người bỏ qua.

Không nên cãi vã đầu năm mới sẽ không may mắn
Không nên cãi vã đầu năm mới

Tránh đổ vỡ, quét nhà đầu năm mới

Người xưa kiêng làm vỡ bát đĩa, ấm chén đầu năm vì cho rằng đổ vỡ sẽ gây ra sự chia lìa, tan nát. Vì thế khi bê, đặt hay rửa bát, đĩa… hay những đồ dễ vỡ đều cần thận trọng hơn. Ngoài ra, còn kiêng quét nhà đầu năm, vì theo quan niệm. Quét nhà 3 ngày đầu năm sẽ quét hết lộc trong nhà ra ngoài. Tuy nhiên hiện nay, khách đến chơi nhà. Không tránh khỏi có nhiều rác. Mọi người vẫn dọn, nhưng quét rồi để gọn và đổ rác sau.

kiêng quét nhà đầu năm mới sẽ không may mắn
Kiêng quét nhà đầu năm mới vì sẽ quét hết tài lộc ra khỏi nhà

Kiêng mượn tiền người khác đầu năm

Đi vay đầu năm được cho là sẽ túng thiếu cả năm. Ông bà ta có quan niệm rằng những ngày đầu năm nếu không tốt đẹp. Sẽ ảnh hưởng đến cả năm đó. Có nghĩa là nếu đầu năm đã đi mượn tiền người khác. Thì cả năm đó làm ăn không được suôn sẻ, nợ nần chồng chất nhau. Điều đó chẳng tốt đẹp gì. Nên tránh được vẫn là điều tốt nhất.

Kiêng không nên mượn tiền đầu năm vì sẽ làm ăn không suôn sẻ
Kiêng không nên mượn tiền đầu năm vì sẽ làm ăn không suôn sẻ

Trên đây là những việc đầu năm nên làm gì cho may mắn, rước tài lộc vào nhà. Đây không chỉ là việc làm để may mắn, mà nó còn là nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt chúng ta. Mong các bạn giữ gìn và phát huy hơn nữa. Để tăng lên vẻ đẹp, sự trang nghiêm của văn hóa Tết cổ truyền dân tộc.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *