Mách bạn cách tặng quà khai trương ý nghĩa.

Quà khai trương ý nghĩa rất quan trọng khi bạn đi dự một sự kiện khai trương nào đó. Bởi vì khai trương là dịp quan trọng đánh dấu sự khởi đầu mới đầy hy vọng của gia chủ. Vào ngày này, người ta thường dành cho nhau những món quà, lời chúc phát tài, phát lộc để chúc cho gia chủ gặp nhiều may mắn trong làm ăn, kinh doanh.

Tìm hiểu về quà khai trương

Khai trương là gì?

Khai trương là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của một cơ sở kinh doanh hoặc giới thiệu một thương hiệu mới đến với mọi người.

Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng khi bạn bắt đầu kinh doanh. Lễ khai trương với nghi lễ cúng, báo cáo thần linh, múa Lân khai trương để xua đuổi điều xui xẻo, rước may mắn và tài lộc.. Có thể nói lễ khai trương là nghi lễ quan trọng không thể thiếu cho công việc kinh doanh.

khai trương

Ý nghĩa việc tặng quà ngày khai trương

Món quà khai trương chính là lời chúc của bạn đến với công ty, doanh nghiệp hay gia chủ. Để tạo được thiện cảm và tạo mối quan hệ làm ăn. Để món quà khai trương ý nghĩa bạn nên chú trọng đến những món quà có ý nghĩa như: 

  • Chúc may mắn, thuận lợi.
  • Chúc phát đạt, thăng tiến.
  • Chúc chủ doanh nghiệp luôn dồi dào sức khỏe.

Bạn cũng nên chú ý chọn những món quà mang không khí vui tươi, màu sắc rực rỡ như tông đỏ hay vàng. Lễ khai trương, khánh thành thường được tổ chức rất long trọng. Do vậy quà khai trương càng có ý nghĩa tinh thần lớn. Để thể hiện một sự khởi đầu tốt đẹp trong công việc làm ăn, kinh doanh sau này.

tặng quà khai trương ý nghĩa

Những lưu ý khi chọn quà khai trương

Chọn quà theo sở thích

Khi lựa chọn quà tặng khai trương. Đầu tiên bạn nên xác định mối quan hệ thân thiết ở mức độ nào. Đối với sếp, đồng nghiệp, khách hàng VIP, bạn bè xã giao,… nên chọn mặt hàng phổ thông không kén người dùng.

Riêng những người thân thiết, đặt quà theo sở thích người nhận bằng cách tìm hiểu trực tiếp, gián tiếp. Đánh trúng tâm lý người được tặng nhằm thắt chặt tình cảm đôi bên nhanh chóng.

Chọn quà theo giới tính

Quà tặng khai trương phải phù hợp với giới tính, bởi nam và nữ có tính cách, thói quen, đam mê khác nhau. Nam giới mạnh mẽ, phóng khoáng, ưa khám phá, tìm tòi cái mới.

Ngược lại, phái yếu có phần yểu điệu, dịu dàng, nhẹ nhàng trong nhiều tình huống và coi trọng vẻ đẹp bề ngoài. Thấu hiểu vấn đề này, chắc chắn bạn sẽ có quyết định đúng đắn nhất để chọn được quà khai trương ý nghĩa.

Chọn quà theo hình thức kinh doanh

Chọn quà tặng khai trương còn phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh.

  • Chọn quà tặng khai trương cho công ty nên tặng những món đồ mang tính bài trí : như tranh treo tường, tượng.
  • Khai trương quán: Tặng món quà đơn giản mang ý nghĩa may mắn.
  • Khai trương shop: Tặng món quà mang ý nghĩa tài lộc 
  • Khai trương quán cafe: Tặng món quà ý nghĩa dùng trang trí luôn cho quán như đồng hồ, tranh phong thủy.
  • Khai trương tiệm cầm đồ: Tặng món quà mang ý nghĩa mã đáo thành công, hoặc thuận buồm xuôi gió. Hoặc tặng những cây phong thủy tài lộc.

Những món quà khai trương ý nghĩa

Quà khai trương công ty

Bạn có thể tặng tượng rồng phú quý. Rồng biểu trưng cho sự phú quý, thịnh vượng và thể hiện sức mạnh và quyền lực. Tượng rồng được chế tác rất tinh xảo tạo nên hình ảnh uy nghi và mạnh mẽ. Món quà thay lời chúc công ty luôn phát triển thịnh vượng và không ngừng vươn xa.

Hoặc có thể bạn tặng thuyền buồm. Đây được xem là biểu tượng thành công trong kinh doanh. Lý do là thuyền buồm tượng trưng cho câu ” thuận buồm xuôi gió” mang lại những cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được nhiều lợi nhuận.

Hình ảnh thuyền buồm là một trong những biểu tượng được giới doanh nhân ưa chuộng nhất. Nó là vật chuyên chở tài rước lộc vào nhà.

thuyền buồm tặng khai trương

Quà khai trương quán cafe

Một trong những món quà khai trương thể hiện sự thiết thực nhất chính là đồng hồ treo tường. Đồng hồ không đơn thuần để xem thời gian. Đây còn là một món quà trang trí quán cafe trở nên nghệ thuật và sang trọng hơn.

Nên chọn lựa những loại đồng hồ được làm từ gốm sứ sẽ mang lại ý nghĩa phong thủy tốt hơn. Đồng thời gốm sứ sẽ giúp biến không gian trở nên ấn tượng hơn trông thấy. Chắc chắn đây là món quà khai trương ý nghĩa mang đến cho gia chủ.

Hoặc bạn có thể tặng bức tranh ngựa phong thủy. Với ý nghĩa chúc cho quán “Mã đáo thành công” luôn gặp thuận lợi, may mắn trong làm ăn.

đồng hồ khai trương

Quà khai trương spa

Bạn có thể sử dụng các loại đồng hồ con Công treo tường làm quà tặng khai trương spa. Con Công chính là biểu tượng của sự quý tộc mà các vua chúa ngày xưa rất yêu thích. Một chiếc đồng hồ con Công sẽ mang đến nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ. 

Hoặc bạn có thể tặng tượng sứ trang trí như đôi thiên nga trắng. Vẻ đẹp thanh khiết, tinh tế của đôi thiên nga sẽ gây thu hút khách hàng khi đến với spa. Và chắc chắn rằng gia chủ sẽ rất thích khi được tặng món quà ý nghĩa này.

Quà khai trương cửa hàng.

Khai trương của hàng bạn nên tặng mèo thần tài đây là món quà khai trương ý nghĩa. Để chọn được mẫu mèo thần tài làm quà tặng khai trương có ý nghĩa cho bạn bè, đối tác làm ăn hay người thân thì bạn cần lưu ý:

– Chọn mèo thần tài vẫy tay trái với ý nghĩa vẫy gọi khách hàng đến với cửa hàng.

– Chọn mèo vẫy tay phải với ý nghĩa rước tài lộc và mang lại nhiều lợi nhuận cho cửa hàng.

Về màu sắc của mèo thì bạn có thể chọn mèo có màu trắng với mong muốn chủ nhân của nó sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Hoặc bạn cũng có thể tặng mèo màu vàng với mong muốn chủ nhân của nó có được sự giàu có, sang trọng, tiền vào như nước.

mào thần tài tặng khai trương

Trên đây là những gợi ý về quà khai trương ý nghĩa. Các bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình những món quà phù hợp với hoàn cảnh nhất. Giúp các bạn tạo được ấn tượng tốt khi tham dự buổi tổ chức sự kiện lễ khai trương. 

 

 

 

Mẫu rạp sự kiện đám cưới đẹp và cách làm rạp đơn giản

Lễ cưới là một trong những sự kiện vô cùng quan trọng của cuộc đời. Chính vì vậy trong đám cưới không thể thiếu sót hoặc sơ suất bất cứ một điều gì. Và trong lễ cưới thì không thể thiếu được rạp sự kiện đám cưới đây là một trong những phần quan trọng trong lễ cưới truyền thống Việt. Vậy hiện nay các mẫu rạp đám cưới nào đẹp và cách làm rạp đám cưới ra sao?

rạp sự kiện đám cưới
Rạp đám cưới là một phần khá quan trọng

Tầm quan trọng của rạp sự kiện đám cưới

Đối với những nhà ở phố cổ hoặc những nhà có không gian trật hẹp. Thì nhà rạp đúng là 1 cứu cánh tuyệt vời. Hay đối với những gia đình có quá nhiều họ hàng bạn bè đồng nghiệp tới dự đám cưới. Thì  rạp sự kiện đám cưới là 1 thứ không thể thiếu.

Rạp vừa là nơi tránh mưa, tránh nắng mà nó vừa là nơi để các gia chủ có thể trang trí thể hiện đẳng cấp của mình.

Nếu ngày xưa thì nhà rạp chỉ làm bằng bạt xanh, khung mỏng, đơn giản che nắng che mưa. Thì ngày nay theo như quan niệm hoàn toàn thay đổi. Thì các rạp đám cưới buộc phải trang trí thật lộng lẫy đẹp mắt.

Nhìn thấy rạp đám cưới được trang trí đẹp thì góp phần quan trọng tạo lên sự thành công của đám cưới. Nhà rạp tạo không gian rộng rãi để đón tiếp khách. Và nó cũng là sự thể hiện sự chu đáo hiếu khách của gia chủ.

Nhà rạp đám cưới tạo không khí vui vẻ và thoải mái cho mọi người tham gia. Khiến cho mọi người có thể chịu được cái oi nóng của thời tiết. Hay ngay cả những cơn mưa bất chợt thì điều đó cũng không thể làm gián đoạn việc tổ chức đám cưới.

Chính vì vậy dù giàu dù nghèo và dù nhà rộng hay nhà hẹp thì đám cưới cũng không thể thiếu rạp. Chính vì vậy rạp sự kiện đám cưới là một trong những phần khá quan trọng.

 rạp đám cưới
Rạp đám cưới tạo không khí vui vẻ và thoải mái cho mọi người tham gia

Rạp sự kiện đám cưới gồm những gì?

Chắc chắn rằng chúng ta đã được chứng kiến khá nhiều các mẫu rạp đám cưới khác nhau. Nhưng không phải ai cũng nắm được rằng rạp đám cưới bao gồm những phầm gì?

Khung sắt rạp đám cưới

Để có thể dựng được rạp sự kiện đám cưới thì bắt buộc phải có khung sắt kiên cố. Để có thể đỡ bên trong tránh bị sập khi trời mưa bão. Khung sắt rạp thường có 2 loại là khung rạp không gian và khung rạp thường.

Với điều kiện đất trật người đông như tại Hà Nội thì chúng ta thường chỉ sử dụng nhà rạp với khung sắt thường.

Khung sắt rạp được cấu tạo từ những ống tuýp sắt có độ dày cao. Chắc chăn cứng cáp với 1 đoạn dài sẽ gồm 2 ống luồn vào nhau để có thể rút ra rút vào phù hợp với độ dài của khung sắt rạp đám cưới.

Khung sắt rạp sự kiện đám cưới thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Tùy theo không gian tổ chức đám cưới mà các cặp sẽ đôi lựa chọn khung rạp đám cưới hình nào. Và kích thước và chiều cao ra sao cho phù hợp.

Khung sắt rạp đám cưới
Khung sắt rạp đám cưới

Phông rạp đám cưới đẹp

Phổng rạp đám cưới đẹp bao gồm các tấm phông phủ toàn bộ khung rạp. Và các tấm phông ở vị trí trung tâm để tổ chức đám cưới.

Với phông rạp đám cưới được che phủ khung rạp. Thì cần tới các lớp phông bạt ở bên ngoài để che nắng, mưa. Và phông rạp vải bên trong để có thể tạo tính thẩm mỹ cho đám cưới. Xu hướng hiện nay là chọn phông cưới bằng vải lụa.

Những phông rạp đám cưới đẹp này thường có sự kết hợp giữa các màu: trắng – đỏ, trắng – vàng đồng, trắng – hồng, trắng – tím, trắng – xanh,….Toàn bộ nhà rạp đám cưới sẽ mang tone màu chủ đạo theo sở thích. Và ý tưởng của cô dâu chú rể rất bắt mắt.

Với phông cưới sân khấu thì là tấm phông được trang trí đẹp với các phụ kiện: bóng, nơ, ruy băng, đèn nến, hoa,… Và sân khấu được đặt ở vị trí trung tâm của đám cưới để tiến hành hôn lễ cho cô dâu chú rể.

Và đây cũng là nơi để chụp ảnh lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp. Và cũng như ý nghĩa nhất của cô dâu chú rể bên gia đình, người thân, bạn bè. Và đặc biệt trong quá trình diễn ra đám cưới người ta thường có phần múa lân đám cưới trên sân khấu. Để tăng thêm phần phấn khích và cũng như đem lại sự may mắn cho các cặp đôi. Vì vậy phần sân cần càng được làm chắc chắn.

Ngày nay thì phông cưới sân khấu rạp đám cưới khá đa dạng và sáng tạo từ chất liệu cho đến kiểu dáng và cách trang trí. Phông cưới bằng vải lụa thường gam màu sáng: màu trắng, màu hồng, màu xanh, màu hồng…

rạp đám cưới
Phông rạp đám cưới thường được kết hợp với nhiều màu

Cổng rạp đám cưới đẹp

Cổng rạp đám cưới đẹp ở rạp đám cưới sự kiện đóng vai trò vừa là lối vào vừa giúp dẫn dắt cảm xúc của tất cả mọi người. Một cổng cưới trang trí đẹp sẽ ấn tượng sẽ mang lại sự vui vẻ và hứng khởi. Cùng với không khí vui vẻ cho khách mời tham dự đám cưới và là tín hiệu báo hỷ tốt.

Ngày nay thì các cổng rạp đám cưới đẹp cũng có rất nhiều kiểu dáng đẹp, đa dạng các mẫu như: cổng vòm, cổng vuông, cổng bóng bay, cổng hoa,… với các xu hướng như: cổng cưới hoa giấy, cổng cưới bóng bay, cổng cưới lá dừa, cổng cưới vải lụa,…. đáp ứng mọi yêu cầu của cô dâu chú rể.

rạp đám cưới
Cổng rạp đóng vai trò vừa là lối vào vừa giúp dẫn dắt cảm xúc

Cách làm rạp đám cưới

Cách làm rạp đám cưới đòi hỏi rất nhiều công đoạn thực hiện khác nhau. Người thợ làm rạp phải biết nhiều mẫu khác nhau. Cổng đám cưới với thường có hình dạng như vòm. Và thường được trang trí bằng ruy băng, nơ, đèn trang trí, bảng tên,…

Hiện nay thì nhiều người thường chọn tạo hình dạng như của cổng cưới: đèn lồng, hoa hoặc động vật như rồng, phượng hoàng, chuồn chuồn,… Bên cạnh đó thì người ta thường thêm hoa hoặc chữ trên nền của cổng.

Điều này sẽ làm cho cổng hoa của bạn thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Sau đó thì các bạn tiến hành sửa chúng theo vị trí đặt. Tuy nhiên để có được mẫu cổng đám cưới đẹp và một đám cưới hoàn hảo thì cần phải sử dụng các nghệ nhân và nhân viên đám cưới chuyên.

Muốn có một đám cưới hoàn hảo nhất từ khâu chuẩn bị đến lễ cưới thì các bạn nên chọn dịch vụ tổ chức sự kiện trọn gói. Để có thể giúp chúng ta có thể tổ chức một sự kiện lễ cưới hoàn hảo nhất có thể.

Sau khi chúng ta đã thực hiện tạo hình cũng như đặt đúng vị trí. Thì bạn hãy tiến hành kiểm tra lại cường độ của cổng và sử dụng sơn để bóng trên cổng hoa. Điều này nhằm giữ được cổng được lâu hơn hoặc sơn để tạo thêm màu sắc.

Cách làm rạp đám cưới
Cách làm rạp đám cưới đòi hỏi rất nhiều công đoạn thực hiện khác nhau

Mẫu rạp đám cưới đẹp

Hiện nay có khá nhiều các mẫu rạp sự kiện đám cưới đẹp. Cho các cặp đôi tha hồ lựa chọn cho sự kiện quan trọng của cuộc đời mình. Chúng ta cùng tham khảo một số mẫu rạp đang hot nhất hiện nay:

kỹ năng tổ chức sự kiện

5+ Những kỹ năng cần thiết của người tổ chức sự kiện

Kỹ năng tổ chức sự kiện là yếu tố quyết định đến sự thành công của một sự kiện. Để có thể trở thành một nhà tổ chức sự kiện xuất sắc thì đòi hỏi người tổ chức sự kiện cần phải có những kỹ năng cấp thiết. Những kỹ năng đó cùng với sự phối hợp của nhiều người trong 1 ekip sẽ mang đến sự làm việc chuyên nghiệp và gặt hái được nhiều thành công.

Kỹ năng tổ chức sự kiện là gì?

Kỹ năng là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức. Để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp nào đó. Kỹ năng tổ chức sự kiện là khả năng của người đó trong việc vận dụng kiến thức của mình nhằm quản lý và điều hành tốt một sự kiện. Nhằm mang lại kết quả công việc một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao.

Xem thêm >> Những lưu ý để tổ chức sự kiện thành công và hiệu quả nhất <<

kỹ năng tổ chức sự kiện

Những kỹ năng tổ chức sự kiện cần có

Kỹ năng viết kịch bản

Kỹ năng viết kịch bản là yếu tố quan trọng mà một người tổ chức sự kiện cần phải có. Để viết được kịch bản tốt thì người viết phải có khả năng sáng tạo, đầu óc tư duy và định hướng tốt. Có như vậy mới tạo ra kịch bản hay và độc đáo.

Ngoài kỹ năng viết thi kỹ năng truyền tải ý tưởng cũng cần phải tốt. Bởi vì dù viết tốt đến đâu, nhưng không biết truyền tải, thì người nghe cũng không thể hiểu điều bạn muốn nói với họ.

kỹ năng viết kịch bản
Kỹ năng viết kịch bản đòi hỏi bạn phải sáng tạo và nhiều ý tưởng

Kỹ năng làm việc nhóm

Một người tổ chức sự kiện giỏi luôn cần có sự hỗ trợ, hợp sức của một tập thể. Biết quản lý nhóm và làm việc nhóm chuyên nghiệp. Bạn phải có cái nhìn bao quát, tổng thể để giải quyết và xử lý các tình huống khi làm việc. Bên cạnh đó bạn cũng cần có kỹ năng làm việc theo nhóm. Biết cách phân chia công việc hợp lí với đồng đội của mình để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm biết phân chia công việc hợp lí. Làm cho nhóm hỗ trợ và hợp sức làm cho hiệu quả công việc tăng cao.

Kỹ năng quản lí thời gian

Công việc của một người tổ chức sự kiện có rất nhiều. Vì vậy bạn nên trang bị cho mình kỹ năng quản lý thời gian hợp lý. Lập một kế hoạch chi tiết phân chia cụ thể và thời gian chính xác. Sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hoàn thành công việc hiệu quả nhất. Đồng thời quản lí thời gian tốt sẽ giúp bạn xử lí bình tĩnh hơn trước những tình huống bất ngờ. Tạo cho bạn cảm giác thoải mái, tự tin hơn trong công việc.

Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lí thời gian tốt. Giúp bạn bình tĩnh trong các tình huống công việc

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Nghề tổ chức sự kiện có đặc điểm là phải tiếp xúc. Làm việc với rất nhiều những đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, kỹ năng giao tiếp và ứng xử là vô cùng quan trọng. Gặp khách hàng, đối tác mà không thể giao tiếp trôi chảy thì dù có giỏi đến mấy thì việc trở thành một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Ngoài ra, kỹ năng ứng xử, biết xoa dịu những khách hàng khó tính. Giải quyết mâu thuẫn trong công việc. Trong nội bộ hay trong khách hàng cũng là một điểm cộng lớn cho người tổ chức sự kiện.

kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn thuận lợi hơn trong tổ chức sự kiện

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng tổ chức sự kiện khá quan trọng. Bởi vì tổ chức sự kiện là một công việc có nhiều biến đổi trong quá trình diễn ra. Nhiều phát sinh xảy ra như vấn đề về thời tiết, nhân sự, đạo cụ,địa điểm, con người…Điều chứng minh một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp chính là biết linh hoạt giải quyết vấn đề trong mọi tình huống và xử lý chúng sao cho người tham gia không hề biết về những phát sinh đó.

kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, làm cho những rắc rối nhanh chóng được loại bỏ khi tổ chức sự kiện

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc

Một người tổ chức sự kiện cần có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt. Đặc thù của nghề là công việc thường gấp rút, nhiều tình huống xảy ra phải giải quyết, gặp gỡ và tiếp xúc nhiều người. Điều này không tránh khỏi nhiều lúc bạn bị căng thẳng, mất bình tĩnh. Dẫn đến tình trạng xử lý công việc không được chuẩn hoặc cau gắt với mọi người. Do vậy bạn cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng kiểm xoát cảm xúc trong mọi tình huống. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ với mọi người xung quanh.

kỹ năng kiềm chế cảm xúc
Kỹ năng kiềm chế cảm xúc giúp bạn làm chủ được bản thân để xử lý công việc tốt hơn.

Những kĩ năng tổ chức sự kiện nêu trên, giúp bạn phần nào hiểu hơn về ngành tổ chức sự kiện. Ngành tổ chức sự kiện mang lại cho bạn nhiều kiến thức. Tạo điều kiện cho bạn thỏa sức sáng tạo. Tư duy mới mẻ, cơ hội phát triển, thu nhập cao. Nhưng nó cũng đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức. Kỹ năng và phát triển bản thân mình. Không phải ai cũng có tố chất để làm công việc này ngay từ đầu nhưng nếu bạn có niềm đam mê và ý chí học hỏi không ngừng. Một người tổ chức sự kiện giỏi, ngoài ý tưởng sáng tạo, còn là người chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mẩn và chăm chút từng chi tiết.

 

ý nghĩa các ngày tết ở việt nam

Bạn có biết 1 năm Việt Nam có bao nhiêu ngày tết?

Ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam không phải ai cũng hiểu và biết hết. Bạn đã bao giờ hiểu và biết hết các ngày tết trong một năm ở nước ta chưa? Cùng tìm hiểu và khám phá ý nghĩa các loại tết để làm phong phú và mở rộng hơn vốn kiến thức của chúng ta nhé.

Một năm Việt Nam có bao nhiêu cái tết?

Ý nghĩa chung về các ngày tết

Tết ở nước ta, dù là tết chính hay tết phụ đều mang một ý nghĩa chung là hướng về nguồn cội, hướng tới giá trị nhân văn của mỗi con người. Ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam đều gửi gắm những ước vọng của con người vào đó. Đó là lòng biết ơn đối với thần linh, ông bà tổ tiên đã giúp đỡ mang đến cuộc sống ấm no, đủ đầy. Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn thần linh, tổ tiên ông bà mang đến cho chúng ta một năm bình an, hạnh phúc, thái bình và làm ăn phát đạt

ý nghĩa các ngày tết ở việt nam
Tết đều thể hiện mong ước về những điều tốt đẹp đối với con người

Các loại tết ở Việt Nam

Trong 1 năm ở Việt Nam theo thống kê có khoảng 8 ngày tết. Mỗi ngày tết đều có 1 ý nghĩa riêng của nó. Hầu hết các ngày tết này đều có nguồn gốc từ trung hoa. Nhưng vẫn mang đậm bản sắc riêng của dân tộc ta. Theo thuần phong mỹ tục của Việt Nam chứ không giống hoàn toàn văn hóa Trung Quốc.

Ý nghĩa các ngày tết ở việt nam

Ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam

1/ Tết Thượng Nguyên (Nguyên Tiêu)

Tết Thượng Nguyên hay còn gọi là tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm Tháng Giêng còn gọi là ngày vía của Phật tổ. Tại các chùa thường tổ chức làm lễ lớn. Mọi người vào ngày tết này thường làm lễ cúng gia tiên và đến chùa cúng dâng sao giải hạn rất đông, để mong một năm gặp nhiều may mắn, điềm lành. Xóa bỏ những điềm xấu xảy ra đối với bản thân và gia đình.

tết nguyên tiêu trong ý nghĩa các ngày tết
Tết nguyên tiêu mọi người hay thả đèn hoa đăng

2/ Tết Thanh minh

Theo qui ước, tết Thanh Minh đến sau ngày lập xuân 45 ngày. Do vậy thường tết Thanh Minh bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch và nằm trong tháng ba dương lịch. Do vậy người xưa thường có câu “thanh minh trong tiết tháng ba”. Vào những ngày này trời trong sáng, mọi người thường làm lễ cúng gia tiên và đi tảo mộ, dọn dẹp lại phần mộ của ông cha để tưởng nhớ người đã khuất.

tết thanh minh ở việt nam
Tết thanh minh mọi người thường ra mộ để tưởng nhớ tổ tiên

3/ Tết Hàn thực

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. “Hàn Thực” nghĩa Hán Việt có nghĩa là đồ ăn lạnh. Vào ngày này người ta thường làm bánh trôi bánh chay để dâng lên gia tiên. Nên tết này còn có tên gọi khác đó là Tết Bánh Trôi Bánh Chay.

tết hàn thực ở việt nam
Tết hàn thực mọi người thường làm bánh trôi, bánh chay để thắp hương gia tiên

4/ Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương hoặc tết Giết sâu bọ. Tết diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Vào ngày tết này, mọi người thường mua hoa quả, làm rượu nếp và ăn vào lúc sáng sớm. Với mục đích giết sâu bọ để mong một năm mùa màng bội thu. 

tết đoan ngọ
Tết đoan ngọ mọi người hay làm rượu nếp, gói bánh tẻ và mua hoa quả về giết sâu bọ

5/ Tết Trung nguyên (rằm tháng 7)

Tết Trung nguyên diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Đây là ngày tết có nhiều ý ngĩa. Được coi là ngày mở cửa ngục, ân xá các vong hồn. Nên thường có lễ cúng cô hồn cho các vong linh. Ngoài ra ngày rằm tháng 7 còn là ngày Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Tại chùa vào ngày này thường tổ chức nghi thức “bông hồng cài áo” nhằm thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

tết trung nguyên
Tết Trung nguyên rằm tháng 7 với nghi thức “bông hồng cài áo”

6/ Tết Trung thu

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết này là tết của trẻ em nhưng người lớn cũng nhân ngày tết này mà họp mặt, gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Nên tết trung thu còn có ý nghĩa là tết đoàn viên.

Vào ngày tết này trẻ con được người lớn bày cỗ trông trăng, được rước đèn ông sao, cùng với các hoạt động như múa Lân Sư Rồng vô cùng sôi động. Khiến trẻ em rất vui vẻ và háo hức, đây là ngày tết mà bất cứ trẻ em nào cũng mong đợi.

Xem thêm >> 5+ Trò chơi dân gian thiếu nhi không thể thiếu trong tết trung thu <<

tết trung thu
Tết trung thu không thể thiếu múa Lân và rước đèn

7/ Tết ông công ông táo

Tết ông công ông táo hay còn gọi là tết táo quân. Đây là tết diễn ra vào ngày 23 tháng chạp tức ngày 23 tháng 12 âm lịch. Đây là ngày “vua bếp” lên chầu trời, để tâu với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn và cư xử của gia đình trong năm qua.

Vào ngày này các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng tiễn ông táo về trời. Thường lễ cúng gồm bộ quan phục, 3 con cá chép và được cúng trong bếp. Cúng xong bộ quan phục sẽ được đốt và cá chép sẽ được thả đi.

tết táo quân ở việt nam

8/ Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết âm lịch, tết ta, tết cổ truyền. Đây là ngày tết lớn nhất trong 1 năm, mừng kết thúc mùa màng cũng là kết thúc một năm theo lịch của người Á Đông.

Tết Nguyên đán là dịp người Việt tìm về nguồn cội, tưởng nhớ tiên tổ. Tết là dịp những người con xa quê hương đoàn tụ với gia đình. Đây là dịp mọi thành viên trong gia đình ngồi lại bên nhau, gặp gỡ trò chuyện sau một năm làm việc vất vả. Là dịp hàn gắn, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, dòng họ lại với nhau.

tết nguyên đán ở việt nam
Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất năm của người Việt Nam

Những thông tin hữu ích trên, đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về số lượng các ngày tết trong một năm ở nước ta. Cũng như ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam, nhằm mở rộng hơn kiến thức về văn hóa của ông cha ta và làm cho bạn có cách chuẩn bị đầy đủ hơn mỗi khi các ngày tết đến.

 

 

trò chơi dân gian thiếu nhi

5+ Trò chơi dân gian thiếu nhi hấp dẫn trong đêm rằm trung thu

Trò chơi dân gian thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với trẻ em. Nó giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong đó tết trung thu là ngày mà các trò chơi dân gian được chơi nhiều nhất. Đây là ngày mà các em được thỏa thích vui chơi mà không bị la mắng. Những trò chơi dân gian đó góp phần tạo lên kí ức tuổi thơ tươi đẹp, để sau này các em nhớ về.

Trò chơi dân gian là gì?

Nguồn gốc, lịch sử hình thành trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian có nguồn gốc từ rất lâu đời. Nó gắn liền với sự phát triển và tồn tại của một cộng đồng người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau. Do đó rất khó để xác định được thời điểm cụ thể sinh ra trò chơi dân gian. Chỉ biết rằng các trò chơi dân gian ra đời từ chính trong các hoạt động đời sống hằng ngày. Từ nhu cầu cần được vui chơi giải trí của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội ấy. 

Trò chơi dân gian là sản phẩm của một cộng đồng, là tài sản chung của toàn xã hội mà không thuộc về bất cứ cá nhân nào.

Trải qua hàng nghìn năm đến nay. Những trò chơi dân gian vẫn còn tồn tại và phát triển. Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất.

Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian gắn liền với nhu cầu của người dân lao động

Lợi ích của trò chơi dân gian mang lại cho thiếu nhi

Trong số các trò chơi dân gian thì chủ yếu là các trò chơi dân gian thiếu nhi. Như chúng ta đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Ngoài các hoạt động như học tập, chăm sóc sức khỏe thì quan trọng nhất đối với trẻ em là thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Các trò chơi dân gian có vai trò tích cực với các em, rèn luyện nhiều kĩ năng. Nó giúp các em tăng khả năng phát triển ngôn ngữ qua các câu vè, đồng dao đọc lên khi chơi. Ngoài ra nó còn mang lại lợi ích sức khỏe qua các trò chơi vận động. Thúc đẩy tính sáng tạo của trẻ em giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật  và làm cho giao tiếp của trẻ đối với cộng đồng được tốt hơn.

trò chơi dân gian thiếu nhi
Trò chơi dân gian thiếu nhi giúp các em rèn luyện thể lực và trí tuệ.

Các trò chơi dân gian  thiếu nhi đêm rằm trung thu

Múa lân đêm trung thu

Múa Lân đêm trung thu là trò chơi dân gian thiếu nhi không thể thiếu mỗi dịp rằm tháng tám đến. Đây chính là trò chơi luôn được chờ đón mỗi khi trung thu về. Trò chơi múa Lân đêm trung thu tượng trưng như kì Lân xuất hiện. Cũng là mong muốn mong cho bình an, hạnh phúc đến với mọi người. 

Múa lân gồm một người đội đầu lân thường làm bằng vải hoặc giấy với màu sắc sặc sỡ. Đồng thời một người sau cầm đuôi Lân múa theo điệu của người đi đầu. Trẻ em lấy ống bơ hoặc trống cơm nhỏ để làm nhạc trống. Ngoài ra còn có ông địa bụng phệ đi theo Lân, vuốt ve Lân và trêu ghẹo mọi người. 

Múa Lân Sư Rồng như một đặc sản không thể thiếu mỗi dịp tết trung thu về.

trò chơi dân gian múa lân đêm trung thu
Múa lân đêm trung thu là trò chơi được nhiều trẻ em mong đợi

Xem thêm >> Top các bài nhạc múa Lân trung thu cực hay <<

Rước đèn ông sao 

Trò chơi dân gian thiếu nhi đêm rằm trung thu phải kể đến đó là rước đèn ông sao. Đây là một hoạt động khá thú vị trong đêm rằm. Từng đoàn các em nhỏ xếp từng hàng kéo dài. Tay ai cũng cầm các loại đèn nhiều màu sắc từ đèn ông sao, đến  đèn cù, đèn kéo quân hay đèn lồng xếp. Tất cả nối đuôi nhau đi khắp các đường làng và ngõ phố.

Cùng với đèn trung thu, các em nhỏ còn mang theo gậy tôn ngộ không. Hoặc các em nữ thì đeo những cánh bướm sau lưng góp phần làm cho đêm trung thu thật lung linh và nhộn nhịp.

trò chơi dân gian rước đèn ông sao
Trò chơi rước đèn ông sao tạo ra khung cảnh đêm rằm thêm phần lung linh

Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian thiếu nhi giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật và khả năng đối đáp. Đêm rằm trung thu nơi tụ tập rất đông trẻ nhỏ, nên trò chơi này là không thể thiếu. 

trò chơi rồng rắn lên mây

Trò chơi thường phân theo nhóm, mỗi nhóm gồm 5 – 10 người chơi. Một người làm thầy thuốc, chọn một người đi đầu. Đi vòng tròn xung quanh thầy thuốc vừa đọc câu đồng dao ” rồng rắn lên mây, có cây xúc xắc, có nhà hiển minh…” Sau khi kết thúc thầy thuốc đuổi theo người cuối cùng. Người đi đầu có nhiệm vụ ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi. Nếu thầy thuốc bắt được đuôi thì người bị bắt sẽ phải làm thầy thuốc.

Trò chơi này đem lại sự vui vẻ cho các em đêm trung thu, tạo nên không khi hoạt náo và sôi động.

Trò chơi lộn cầu vồng

Lộn cầu vồng cũng là trò chơi khá thú vị trong đêm trung thu. Trò chơi này chia thành từng cặp. Hai người chơi đứng quay mặt vào nhau, cầm tay nhau.

Khi chơi các cặp chơi hát câu đồng dao “Lộn cầu vồng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, hai chị em ta, ra lộn cầu vồng” các cặp chơi vừa hát bài đồng dao vừa làm động tác đu đưa 2 tay sang hai bên.

Khi đọc đến câu cuối cùng của bài đồng dao là “ Hai chị em ta, ra lộn cầu vồng”, thì cả hai người chơi cùng giơ cao cánh tay nhưng vẫn nắm tay nhau, rồi cùng xoay người nửa vòng, chui qua tay, quay lưng lạị.

trò chơi dân gian thiếu nhi lộn cầu vồng

Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung dẻ cũng là một trò chơi thú vị đêm trung thu. Trò chơi này đi liền với bài đồng dao ” Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi/Đến cửa nhà trời/Lạy cậu lạy mợ/Cho cháu về quê/Cho dê đi học/Cho cóc ở nhà /Cho gà bới bếp/Ù à ù ập /Ngồi xập xuống đây.

Khi hát đến câu cuối cùng “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả đều ngồi xụp xuống rồi đứng dậy đi tiếp.

Trò chơi làm cho không khí đêm trung thu thêm sôi động bằng những câu đồng giao dễ đọc và dễ thuộc.

trò chơi dung dăng dung dẻ

Trò mèo đuổi chuột

Đây là trò chơi nhiều người đứng thành vòng tròn, tay giơ lên cao để làm hang. Chọn một người làm chuột và một người làm mèo. Lúc đầu để mèo và chuột đứng cách nhau tầm 2 m. Khi nghe tín hiệu ” đuổi bắt” thì chuột chạy vòng quanh qua các hang và mèo đuổi theo. Nếu chạy quá 2 vòng mà mèo không đuổi được là mèo thua và chuột thắng và ngược lại.

Trò chơi làm tăng tinh thần tập thể cho các em thiếu nhi. Làm cho đêm trung thu thêm hoạt náo, sôi động.

trò chơi mèo đuổi chuột
Trò chơi dân gian thiếu nhi mèo đuổi chuột giúp rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn

Trên đây là những trò chơi dân gian thiếu nhi tiêu biểu, hấp dẫn trong đêm rằm tháng tám. Những trò chơi này giúp trẻ có thể được chơi nhiều hơn, được học nhiều hơn, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau một cách linh động. Chính các yếu tố này đã góp phần làm cho trò chơi dân gian sống lại, không chỉ để trẻ có cơ hội biết về nét đẹp văn hóa giải trí truyền thống, tô đẹp tuổi thơ của trẻ với các ký ức hồn nhiên dễ thương khoáng đạt. Đây còn là phương tiện để các em phát triển thể chất và trí tuệ, theo hướng lạnh mạnh hiệu quả. Từ những lợi ích rất tuyệt vời do trò chơi dân gian mang lại.

 

 

 

Phân cấp lễ hội ở Việt Nam và các lễ hội lớn nhất tại 3 miền

Lễ hội ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng trải dài trên mọi miền của tổ quốc. Mỗi một lễ hội đều mang đậm bản sắc dân tộc của cư dân ở vùng lãnh thổ đó. Đây là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc thu hút bạn bè quốc tế ghé thăm. Hằng năm có hàng nghìn lễ hội diễn ra trên cả nước thu hút một lượng lớn khách hành hương và thăm thú cảnh quan địa danh đó.

Tìm hiểu về lễ hội ở Việt Nam

Lễ hội ở Việt Nam gồm có những gì?

Lễ hội ở Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính chất cộng đồng. Lễ hội gồm 2 phần chính đó là phần “Lễ” và phần “Hội”. Trong đó phần “Lễ” là hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh. Phản ánh những ước mơ, những khao khát chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Như ước mơ một cuộc sống ấm lo, mưa thuận gió hòa, bình an, làm ăn thuận lợi….

Phần “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Nhằm tăng thêm tình đoàn kết giữa các làng, xã, cộng đồng dân cư ở khu vực đó hoặc trên vùng địa lí rộng hơn.

Lễ hội ở Việt Nam vô cùng đặc sắc và độc đáo thu hút nhiều người tham quan

Phân cấp lễ hội ở Việt Nam

Lễ hội ở Việt Nam hiện nay chưa được phân cấp rõ ràng như các di tích lịch sử. Nhưng theo đề xuất lễ hội sẽ được kiểm kê để phân theo các cấp như: Lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp huyện, lễ hội cấp xã, lễ hội cấp làng.

Ngoài ra hiện nay người ta phân lễ hội theo hình thức như: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo và lễ hội du nhập từ nước ngoài. Trong đó lễ hội dân gian chiếm phần lớn các lễ hội lớn ở Việt Nam.

Phân cấp lễ hội ở việt nam
Lễ hội ở Việt Nam phân cấp theo lễ hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã, làng.

Các lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam lớn nhất tại 3 miền

Lễ hội đền Hùng tại miền Bắc

Lễ hội đền Hùng là lễ hội lớn nhất miền Bắc. Đây là quốc giỗ của cả nước để tưởng nhớ vua Hùng. Vị vua đầu tiên có công dựng nước. Lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách viếng thăm khi lễ hội được mở. Do đó mỗi độ tháng ba âm lịch về, những người con đất Việt khắp mọi miền đất nước lại về mảnh đất Tổ vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Mong một lần được tham dự lễ hội đền Hùng. 

Lễ hội đền gồm 3 phần: Khai mạc, hội chính và kết thúc hội. Phần khai mạc gồm những nghi lễ dâng hương, múa Lân Sư Rồng để khai mạc buổi lễ. Phần hội chính là các hoạt động để người dân cả nước về hành lễ. Kết thúc lễ hội là phần bế mạc và đóng cửa di tích.

lễ hội đền hùng ở việt nam
Lễ hội đền Hùng là quốc giỗ của cả nước, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương về vùng đất Tổ

Lễ hội cầu ngư tại miền Trung

Đây là lễ hội của làng Thái Dương Hạ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng giêng hằng năm. Lễ hội tưởng nhớ thành Hoàng làng người có công dạy dân nghèo đánh cá và tỏ lòng thành kính dâng lên cá Ông.

Lễ hội thường diễn ra vào 2 ngày. Ngày lễ chính, ban nghi lễ mời các cụ cao niên trong làng làm lễ tế.  Nói về lòng biết ơn của dân làng với cá Ông, cầu mong mùa đánh bắt cá bội thu, thuyền bè ra khơi an toàn, thuận buồm xuôi gió. Ngày tiếp theo có thêm phần “Hội” , ban tổ chức thực hiện nhiều trò chơi, sinh hoạt cộng đồng. Mô tả lại cảnh trèo thuyền, đánh bắt cá, lắc thúng, đua thuyền….Ngoài ra còn kết hợp thêm các hình thức ca hát như hát bài chòi nhằm tăng thêm sự đoàn kết cộng đồng.

Lễ hội cầu ngư là phong tục tập quán đẹp của người dân miền Trung.  Đây là nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của những người dân làng chài.

lễ hội cầu ngư
Lễ hội cầu ngư là lễ hội lớn của người dân vùng biển.

Lễ hội Katê tại miền Trung Bộ

Lễ hội Kate là lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng người Chăm sống tại 2 tỉnh Ninh thuận và Bình Thuận. Được tổ chức tại tháp Poklong Garai hoặc tháp chàm khác. Đây là lễ hội linh thiêng và quan trọng nhất của đồng bào người Chăm.  Lễ hội diễn ra vào ngày 25 tháng 7 theo lịch của dân tộc Chăm. Nhằm tưởng nhớ những người đã khuất, các vị vua, thần linh và những vị anh hùng của dân tộc.

Phần “Lễ” gồm nghi thức rước, mở cửa tháp, tắm tượng, thay y phục. Điểm đặc sắc ở lễ hội này là điệu múa đặc trưng của người Chăm.

Phần “Hội” của lễ hội là các hoạt động vui chơi cộng đồng tại các làng, xã hoặc trong các hộ gia đình. Nhằm tăng thêm tinh thần đoàn kết, hòa nhập cộng đồng. 

lễ hội kate
Lễ hội Kate là lễ hội lớn nhất trong năm, có ý nghĩa vô cùng quan trọng của người Chăm

Lễ hội bà Chúa Xứ tại miền Nam

Lễ hội bà Chúa Xứ là lễ hội lớn nhất miền Nam Bộ. Lễ hội diễn ra từ đêm ngày 23 đến hết ngày 27 tháng tư âm lịch tại Châu Đốc, tỉnh An Giang. Thu hút hàng triệu lượt khách mỗi khi mở hội. Ngày đầu buổi lễ là ngày diễn ra lễ phục hiện rước tượng Bà. Từ bệ đá ngự trên đình núi Sam xuống Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ở dưới chân núi. Nghi lễ phục hiện rước Bà Chúa Xứ thu hút hàng ngàn người dân và du khách tham gia.

Rước Bà xuống núi, đi đầu là đội Lân Sư Rồng, rồi Trưởng làng, cùng các quan vị chức sắc mang lễ vật rước Bà, kế đến người dân, du khách… Sau khi rước Bà xuống núi là nghi thức tắm Bà.

Lễ hội thu hút rất đông lượt khách tham dự để cầu may mắn và tài lộc.

lễ hội bà chúa xứ
Lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội lớn nhất vùng Nam Bộ

Những lễ hội ở Việt Nam kể trên vô cùng đặc sắc và thú vị phải không các bạn. Còn trần trừ gì nữa, khi có cơ hội. Các bạn hãy hành hương về những lễ hội lớn nhất trên. Để hòa mình cùng với không gian của lễ hội, của truyền thống dân tộc.

 

 

Các lễ hội truyền thống tiêu biểu thu hút nhiều du khách ở miền bắc

Hàng năm, sau dịp Tết Nguyên đán. Mọi người thường tham gia những lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách hành hương. Nhưng Lễ hội truyền thống là gì? Không hẳn ai cũng hiểu hết về khái niệm này. Cũng như giá trị mà nó mang lại đối với tinh thần và văn hóa người Việt.

Lễ hội truyền thống là gì?

Khái niệm lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ dân gian. Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Được hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống ” uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta. Nhằm tôn vinh, tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức với những anh hùng, những vị tướng, những vị thần… Những người đã có công giúp dân, chống giặc, mang phước lành đến cho mọi người. Lễ hội là dịp con người trở về nguồn cội, nơi thể hiện tinh thần dân tộc, sức mạnh của cộng đồng.

Giá trị của lễ hội truyền thống mang lại

Mỗi lễ hội truyền thống đều có những giá trị nhất định đối với đời sống tinh thần. Nó là nền tảng gắn kết cộng đồng với nhau. Lễ hội truyền thống mang lại giá trị hướng về nguồn cội. Hướng về cội nguồn xa xưa của mình, nhằm tỏ lòng tri ân, tôn vinh và tưởng nhớ những gì ông cha ta ngày xưa để lại.

Ngoài ra, lễ hội truyền thống còn có giá trị cân bằng đời sống tâm linh. Đó là hướng về cái cao cả, thiêng liêng. Hướng về ước vọng may mắn, bình an, tài lộc trong niềm tin tôn giáo. Như là nơi giải tỏa phiền muộn, mong được thần linh giúp đỡ, chở che. 

Lễ hội truyền thống còn có giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa của dân tộc mà còn có giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị truyền thống của ông cha ta.

Quy trình của lễ hội truyền thống

Chuẩn bị

Công tác chuẩn bị cho lễ hội truyền thống thường được làm từ trước đó nhiều tháng. Bao gồm các hoạt động như: Kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn và mở cửa di tích. Lên danh sách khách mời ở các địa phương lân cận. Đặc biệt là lễ rước nước làm lễ tắm tượng. Hầu hết công việc chuẩn bị này được ban quản lí di tích phân công và thực hiện trước khi mùa lễ hội diễn ra.

chuẩn bị lễ hội truyền thống
Công tác chuẩn bị cho lễ hội được tổ chức từ sớm

Vào hội

Nhiều hoạt động diễn ra khi vào hội. Bao gồm các nghi thức theo trình tự:  tế lễ, lễ rước và dâng hương. Tổ chức các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật. Hầu hết các lễ hội truyền thống, không thể bỏ qua màn biểu diễn nghệ thuật múa Lân Sư Rồng của các đoàn múa. Đây là màn biểu diễn đi vào văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Với nhiều ý nghĩa mong muốn một năm may mắn, bình an và thịnh vượng. Các trò chơi dân gian cũng được ban tổ chức thực hiện như: Kéo co, đua thuyền… Đây là những hoạt động giúp thu hút nhiều khách đến với lễ hội, được diễn ra nhiều ngày, với nhiều trò chơi hấp dẫn và lôi cuốn.

múa lân sư rồng trong lễ hội truyền thống
Múa Lân Sư Rồng không thể thiếu trong lễ hội truyền thống

Kết thúc lễ hội

Kết thúc những ngày lễ hội thường gọi là ngày dã đám. Thường có buổi đại tế cuối cùng gọi là buổi tế giã đám. Nghi thức này được thực hiện đầy đủ các bước. Tùy theo quy định của từng lễ hội. Lúc này ban tổ chức làm lễ tạ thần. Sau đó là dọn dẹp và đóng cửa di tích.

kết thúc lễ hội truyền thống
Kết thúc lễ hội dọn dẹp và đóng cửa di tích

 

Các lễ hội truyền thống được mong chờ nhất năm

1/ Lễ hội chùa Hương – Hà Nội

Đây là lễ hội lớn nhất và dài nhất của Việt Nam. Diễn ra từ đầu tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội chùa Hương diễn ra thuộc xã Hương Sơn ở huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Đây là lễ hội được mong chờ nhất năm với số lượng lớn các phật tử tham gia hành hương. Chùa Hương có kết cấu nhiều hang động. Các ngôi chùa nằm xen với núi rừng. Với khung cảnh hùng vĩ với sông và núi. Thu hút nhiều người đến  tham quan và lễ hội. Đây không những là lễ hội văn hóa tâm linh mà còn là di sản văn hóa quốc gia.

lễ hội truyền thống là gì? lễ hội chùa hương
Lễ hội truyền thống chùa Hương thu hút khá đông du khách thập phương

2/ Lễ hội Bái Đính – Ninh Bình

Lễ hội Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa có diện tích lớn nhất nước. Ngoài ra đây là quần thể chùa được xác lập nhiều kỉ lục, như kỉ lục quần  thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Với nhiều công trình kiến trúc phật giáo quy mô lớn. Lễ hội Bái Đính thường khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng.

lễ hội truyền thống chùa bái đính
Chùa bái đính là quần thể chùa lớn nhất Việt Nam

3/ Lễ hội đền Trần – Nam định

Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng – thành phố Nam Định thờ anh hùng Trần Hưng Đạo và 14 vị vua nhà Trần. Nhắc đến đền Trần người dân thường nghĩ ngay đến Lễ hội khai ấn đền Trần diễn ra vào giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng hàng năm.

Theo thông lệ, trước khi lễ khai ấn được tổ chức, vào ngày mồng 2 tháng Giêng, những vị có chức trách trong lễ hội đền Trần sẽ thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng kết thúc. Khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài. Hàng năm, lễ hội này thu hút rất đông người dân và du khách thập phương về dự hội, xin ấn.

Lễ hội truyền thống đền Trần - Nam Định
Lễ hội truyền thống đền Trần – Nam Định thu hút nhiều du khách về xin ấn

4/ Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh

Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại núi Yên Tử, TP Uông Bí, Quảng Ninh từ ngày mùng 9 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 Âm Lịch. Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.  

lễ hội truyền thống yên tử quảng ninh
Đến với lễ hội truyền thống Yên Tử du khách như tách mình vào với thiên nhiên hùng vĩ

5/ Lễ hội đền Hùng – Phú thọ

Lễ hội truyền thống được mong chờ nhất năm. Phải kể đến lễ hội đền Hùng – Phú Thọ. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 Âm lịch, chính hội là ngày mùng 10 tháng 3. Đây là lễ hội lớn. Ngày nay là quốc giỗ của cả nước nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

lễ hội truyền thống đền hùng
Lễ hội đền Hùng là quốc lễ của cả nước

Với những thông tin trên đây. Hi vọng các bạn hiểu hơn về lễ hội truyền thống là gì? Cũng như giá trị văn hóa mà nó mang lại cho chúng ta. Các lễ hội tiêu biểu của miền bắc, phần nào giúp các bạn có thêm tham khảo để mỗi dịp đầu năm lại có dịp hành hương, tham gia vào các lễ hội truyền thống của dân tộc.

 

 

cách làm đèn ông sao trung thu

Cách làm đèn ông sao tuyệt đẹp mà bạn chưa biết

Nhắc đến tết trung thu. Ngoài âm thanh của tiếng trống Lân Sư Rồng thì không thể thiếu hình ảnh những chiếc đèn ông sao lung linh, huyền ảo. Từ xa xưa, đèn ông sao đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Trung thu của trẻ em Việt Nam. Cách làm đèn ông sao khá đơn giản. Bạn không phải mất tiền đi mua, chỉ cần bỏ chút thời gian là đã tự mình tạo ra một chiếc đèn vô cùng xinh xắn. Khiến bọn trẻ vô cùng thích thú.

Nguyên liệu làm đèn ông sao

Giấy làm đèn ông sao

Giấy là nguyên liệu phổ biến, được nhiều người chọn làm đèn. Loại giấy để làm đèn ông sao, thường là loại giấy bóng kính với nhiều màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra có thể chọn các loại giấy gói quà mỏng. Tùy theo ý thích của từng cá nhân.

Giấy làm đèn ông sao
Giấy làm đèn ông sao thường là giấy bóng với nhiều màu sắc sặc sỡ

Ống nhựa nguyên vật liệu sẵn có làm đèn

Ống nhựa với nhiều màu sắc bắt mắt. Đây là nguyên liệu vừa rẻ tiền mà làm đèn ông sao khá lộng lẫy. Nhiều người tận dụng các loại ống nhựa đã qua sử dụng để làm đèn ông sao. Nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà lại tạo ra được những chiếc đèn ông sao xinh xắn cho trẻ nhỏ. Đây là việc nên làm. Khi mà nguy cơ rác thải nhựa đang là vấn nạn của toàn cầu.

ống nhựa làm đèn ông sao
Ống nhựa nhiều màu sắc làm đèn ông sao khá bắt mắt

Xem thêm >> Những bài múa lân trung thu hay nhất 3 miền<<

Cách làm đèn ông sao đơn giản nhưng đẹp lộng lẫy

Làm đèn ông sao bằng giấy

Nhắc đến đèn lồng để chơi trung thu. Hẳn ai cũng nhớ đến chiếc đèn ông sao có 5 cánh. Được làm bằng que tre và giấy bóng kính nhiều màu sắc gắn liền với tuổi thơ nhiều người. Cách làm đèn ông sao này khá đơn giản. Chúng ta cùng bắt tay vào làm nhé.

Đầu tiên bạn chuẩn bị:

+ 10 que tre nhỏ dài tầm 25cm – 30cm và 5 que tre nhỏ tầm 5cm.

+ Một thanh que dài, tròn dùng làm cán cầm.

+ Giấy bóng kính với màu sắc tùy chọn

+ Keo dán, dây buộc bằng cao su, dây thép nhỏ.

Cách làm như sau:

Tạo hình ông sao

Đầu tiên bạn dùng 5 thanh tre để tạo thành 1 hình ngôi sao. Vậy 10 thanh tre bạn tạo ra được 2 hình ngôi sao.

Sau đó bạn chồng 2 ngôi sao vào với nhau và lấy dây chun buộc chặt các đỉnh ngôi sao lại với nhau.

Tiếp theo, bạn dùng que tre nhỏ. Để chống vào các điểm giao nhau giữa các cánh ngôi sao giúp cho ngôi sao được chắc. Khi dán giấy không bị xô lệch các cánh.

Cuối cùng bạn dùng keo dán bôi vào các cánh ngôi sao. Dùng giấy bóng kính băng dán vào sao cho phẳng và không bị nhăn. Bạn có thể dán mỗi cánh một màu để cho chiếc đèn thêm phần sặc sỡ. 

cách làm đèn ông sao đơn giản
Cách làm đèn ông sao đơn giản mà đẹp mắt

Hoàn thành

Dùng dây thép tạo vòng tròn vây quanh. Bạn dùng dây kim tuyến dán xung quanh. Sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô. Vậy là bạn đã hoàn thành xong chiếc đèn rồi đấy. 

cách làm đèn ông sao đơn giản, đẹp
Đèn ông sao được trang trí thêm kim tuyến thêm sặc sỡ

Làm đèn ông sao bằng ống hút

Bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau: 

+ Một nắm ống hút nhiều màu sắc.

+ Kéo, thước, dây thép

+ Keo nhựa

Cách làm đèn ông sao như sau:

Đầu tiên, bạn dùng kéo cắt 3 ống nhựa. Lấy keo nhựa gắn thành hình tam giác. Để tạo các cánh cho ngôi sao. Tiếp theo, bạn dùng ống nhựa, chèn đầy vào các hình tam giác đó. Làm tương tự như vậy đến khi đủ 10 cánh.

cách làm đèn ông sao bằng ống nhựa

Xếp 5 hình tam giác thành hình ngôi sao. Dùng kéo cắt vát phần ống tiếp xúc giữa các phần ngôi sao. Dùng 1 đoạn dây thép nối các ống lại với nhau sau đó bẻ đoạn dây thép nối giữa các ống tạo hình ngôi sao. Làm tương tự với mặt còn lại. Lấy 2 ngôi sao chồng vào nhau. Dùng dây buộc chặt các đỉnh lại.

cách làm ông sao bằng ống nhựa
Luồn dây thép để tạo thành hình ngôi sao 5 cánh

 

Cắt 5 đoạn ống nhỏ có chiều dài 6 cm. Gắn 5 đoạn ống vào 5 vị trí giữa 2 hình ngôi sao tạo khung. Dùng keo nhựa gắn lại.

làm ông sao từ ống nhựa

Sau đó gắn nhựa vào giữa phần tâm ngôi sao sau đó gắn ống hút theo các kích cỡ phù hợp. Vậy là bạn đã hoàn thành đèn ông sao bằng nhựa rồi đó. Cách làm đèn ông sao này khá dễ làm và không mất thời gian của các bạn nhiều đâu.

ông sao từ ống hút nhựa
Cách làm đèn ông sao từ ống hút nhựa rất đơn giản mà đẹp mắt

 

Các loại đèn trung thu đẹp và phổ biến hiện nay

Đèn ông sao

Nhắc đến đèn trung thu thì đèn ông sao là loại đèn được nhiều người nhớ đến. Trải qua rất nhiều năm tháng. Nhưng chiếc đèn ông sao vẫn là vật không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu đến. Hình ảnh trẻ con trong xóm, tay cầm đèn ông sao. Cùng nhau rước khắp đường làng, ngõ phố. Với tiếng trống rộn vang của đoàn Lân Sư Rồng là hình ảnh đẹp làm cho ngày rằm tháng giêng thêm phần rộn ràng và vui vẻ. Đèn được làm bằng tre, dán bằng giấy bóng kính nhiều màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt.

đèn ông sao trung thu
Đèn ông sao không thể thiếu trong mỗi dịp trung thu

Đèn kéo quân

Đèn kéo quân cũng là loại đèn thường thấy trong dịp tết trung thu. Đèn có nguồn gốc từ trung quốc. Được làm bằng tre, dán giấy và được đốt bằng nến thêm phần lung linh. Bên trong đèn thường có những hình ảnh như người, con vật . Khi đốt nến lên, hình ảnh sẽ in lên giấy và xoay tròn. Nhìn vô cùng thu hút và đẹp mắt.

đèn kéo quân trung thu
Đèn kéo quân trung thu

Đèn cù

Đèn Cù là loại đèn cũng khá phổ biến dịp trung thu. Nó có hình dáng giống như bông hoa nhiều màu sắc đang nở. Chất liệu làm từ tre và giấy kính bóng. Có thanh tre dài có thể cầm được đèn. Vào ban đêm có thể bỏ nến thắp sáng, những cánh hoa chuyển động làm không gian thêm lung linh, huyền ảo.

đèn cù trung thu
Đèn cù là một trong những loại đèn trung thu phổ biến

Đèn giấy nhún

Loại đèn trung thu truyền thống này được bày bán rất nhiều trên thị trường và kiểu dáng cũng đa dạng, đầy màu sắc. Đèn giấy nhún tạo hình rất đơn giản. Chỉ với 1 tờ giấy màu và ít hồ dán là đã có thể tạo ra một chiếc đèn đẹp với nhiều màu sắc để chơi trung thu.

đèn giấy nhún trung thu
Đèn giấy nhún chơi trung thu với nhiều màu sắc sặc sỡ

 

Vào những dịp trung thu, còn gì đặc biệt hơn khi tự tay làm những chiếc đèn lồng cho các bé nhà mình. Cách làm đèn ông sao khá đơn giản phải không các bạn. Hãy bắt tay ngay vào làm để xem trình độ khéo tay của mình thế nào nhé. Hy vọng rằng các bạn có một mùa trung thu đầy ý nghĩa bên gia đình.

 

 

 

Bí quyết 15 phút bày mâm ngũ quả trung thu độc đáo và đẹp mắt

Trang trí mâm ngũ quả trung thu vô cùng quan trọng mỗi khi rằm tháng 8 lại về. Tết trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Đây chính là thời điểm lý tưởng để gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Bên cạnh đó, tết Trung thu còn là ngày lễ mà trẻ em tham gia vào các lễ hội. Do đó, các em thiếu nhi rất mong chờ đến ngày này. Để tết Trung thu thêm hoàn hảo và ý nghĩa hơn thì không thể thiếu được mâm cỗ truyền thống. Mâm cỗ này được bày biện và trang trí cầu kì giúp mâm cỗ trở nên đầy đặn, rực rỡ hơn.

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu truyền thống

Mâm cỗ trung thu gồm những gì?

 Tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng miền, điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cỗ trung thu sẽ khác nhau. Tuy nhiên không thể thiếu được những thứ gọi là truyền thống, nếu thiếu nó như thiếu đi đặc trưng của tết trung thu như: Bánh trung thu, các loại đèn lồng trung thu truyền thống và quan trọng nhất là phải có mâm ngũ quả.

Bánh trung thu: Một trong những thứ không thể thiếu đó là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh nướng nhân thập cẩm và bánh dẻo nhân đậu xanh. Nhưng hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều loại bánh, với mẫu mã đa dạng, với nhiều loại nhân. Giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn.

Đèn lồng trung thu: Đèn lồng nhiều màu sắc khiến mâm cỗ bắt mắt và nhiều màu sắc. Có nhiều loại đèn để lựa chọn như đèn cù, đèn ông sao, đèn kéo quân… 

Mâm ngũ quả: Đây là thứ cần có ở trong mâm cỗ Trung thu. Ngày trước, mâm ngũ quả thường có dưa hấu, hồng đỏ, hồng ngâm, đu đủ, bưởi, táo. Nhưng ngày nay với đôi tay khéo léo, óc sáng tạo đã tạo ra nhiều hình dáng con vật từ hoa quả làm cho mâm cỗ Trung thu thêm phần bắt mắt và ấn tượng hơn.

mâm ngũ quả trung thu, mâm cỗ trung thu
Mâm cỗ trung thu không thể thiếu đèn lồng, mâm ngũ quả và bánh trung thu

Ý nghĩa của mâm cỗ trung thu

Theo truyền thống của người Việt Nam, ngày Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung Thu. Đây chính là dịp để gia đình được tụ họp, con cháu quây quần, dâng lên tổ tiên những nén hương thơm và đợi đúng đến tối, khi chị Hằng đẹp nhất, mọi người phá cỗ trông trăng.

Ngày nay, dù bận bịu đến mấy, cứ đến gần ngày Trung Thu. Các gia đình lại chuẩn bị mâm cỗ trông trăng. Mâm ngũ quả Tết Trung Thu đủ các hương vị và màu sắc. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao.. sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, đi khắp các đường làng.

Và khi rằm tới, có những đoàn múa lân với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt.Tạo nên không khí vui tươi, đầm ấm mỗi dịp rằm tháng tám.

 

Múa lân sư rồng đêm trung thu
Cùng với rước đèn, tiếng trống múa lân làm không khí trung thu rộn ràng hơn

Trong ngày này, không thể thiếu được tiếng trống cũng những điệu múa lân sư rồng khắp đường làng lối phố. Nó như một nét đặc trưng dân tộc có từ lâu đời tại nước ta vậy.

Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt

Cách tỉa hoa quả bày mâm cỗ trung thu

Làm heo, thỏ từ quả bưởi

Chuẩn bị : Vài quả bưởi xanh ( bạn nên chọn bưởi năm roi để làm cho đẹp), hạt đỗ đen để làm mắt cho heo và thỏ

Cách làm: Bạn khéo léo khoét mắt và mũi cho heo. Miệng cho thỏ như hình dưới đây

Cách làm cá từ thanh long

Chuẩn bị: Bạn chuẩn bị quả thanh long đỏ, ruột trắng.Vỏ bưởi, hạt nhãn

Cách làm: Trước tiên bạn cắt vỏ bưởi thành các vây của cá. Một vây to trên lưng và 2 vây nhỏ ở bên. Sau đó bạn dùng dao nhọn, khía dọc trên lưng và hai bên để nhét vây cá vào. Tiếp theo bạn khoét miệng cá và cắm hai hạt nhãn làm mắt cá. Vậy là bạn đã làm được con cá từ quả thanh long rồi đấy.

Làm Nhím từ nho và lê

Chuẩn bị: Bạn chuẩn bị một quả lê xanh (nên chọn quả lê thon dài, một đầu nhọn). Một chùm nho xanh và một quả nho chín. Một túi tăm nhọn

Cách làm: Bạn chia quả lê làm 2 phần. Phần nhọn bạn gọt để làm đầu nhím. Phần thân to, bạn lấy tăm cắm xuyên quả nho rồi cắm kín thân lê để làm lông nhím. Tiếp đó bạn lấy tăm cắm quả nho chín làm mũi nhím. Vậy là bạn đã hoàn thành con nhím đáng yêu từ nho và lê rồi đó

Tạo hình cua từ táo và ổi xanh

Chuẩn bị: Bạn chỉ cần chuẩn bị một vài quả táo chín và ổi xanh, vài hạt đỗ đen làm mắt cua.

Cách làm: Bạn chỉ cần khéo léo, dùng dao cắt tỉa và xếp chúng như hình. Vậy là bạn đã tạo ra cho các em những con cua dễ thương từ hoa quả rồi đó

Tạo chậu hoa từ dứa

Chuẩn bị: Một  quả dứa chín, tăm, miếng dưa hấu. 

Cách làm: Bạn bổ ngang một nửa quả dứa. Sau đó gọt cắt 1 nửa thành các bông hoa. Tương tự như vậy, bạn tỉa các bông hoa từ dưa hấu. Sau đó bạn dùng tăm và cắm vào nửa quả dứa còn lại. Vậy là bạn đã tạo ra một châu hoa dứa với nhiều màu sắc bắt mắt. Để trang trí cho mâm ngũ quả thêm đẹp rồi đấy.

 

Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt

Gọi là mâm ngũ quả nên bạn nên sử dụng từ 5 loại quả. Để việc trang trí mâm ngũ quả trung thu đẹp mắt. Bạn có thể sử dụng 5 loại quả trở lên tùy theo sở thích, theo vùng hoặc theo mùa. Bưởi xanh, na dai, hồng đỏ, hồng ngâm, lựu, ổi, cam, dưa hấu… Trong đó, quả bưởi là thứ không thể thiếu được ở bất cứ đâu.

Mỗi loại quả có một ý nghĩa nhất định. Quả hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na có ý nghĩa mang lộc. Quả lựu có ý nghĩa sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Dưa hấu mong cầu bình an..

Để bày mâm ngũ quả Trung Thu đẹp nhất. Các bạn phải chú ý đến việc bày biện các loại hoa quả, bánh trái để làm sao bố trí màu sắc cho đan xen nhau hài hòa. 

Khi xếp hoa quả thì nên cho loại quả cứng thì xuống dưới. Các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên. Bạn có thể sử dụng băng dính để cố định các loại quả phía dưới rồi xếp các loại quả khác lên trên.

Cách bày mâm ngũ quả trung thu nên đan xen màu sắc cho hợp lý
Cách bày mâm ngũ quả trung thu nên đan xen màu sắc cho hợp lý

Ngoài ra, để mâm ngũ quả đẹp và bắt mắt. Bạn có thể tự tay cắt tỉa các hình thù đẹp bắt từ các loại quả quen thuộc để trang trí cho mâm cỗ mình thêm sinh động và sáng tạo.

Các mẫu mâm cỗ trung thu đẹp nhất

Mâm cỗ trung thu đơn giản mà đẹp

Mâm cỗ trung thu đơn giản. Nhưng nhờ đôi tay khéo léo, trang trí kết hợp với đèn ông sao và cắt tỉa hoa quả. Làm cho mâm cỗ vô cùng đẹp mắt. Các bạn có thể tham khảo cách trang trí này, để chuẩn bị cho mình một mâm ngũ quả trung thu hấp dẫn.

Mâm cỗ trung thu đạt giải nhất

Mâm cỗ trung thu được cắt tỉa cầu kì. Với nghệ thuật cắt tỉa hoa quả điêu luyện. Mỗi loại hoa quả ở mâm cỗ trung thu được trang trí thành các hình khác nhau. Từ tỉa hoa trên dưa hấu hay tỉa công phượng đều tỉ mỉ và công phu. Mâm cỗ trung thu này xứng đáng được giải nhất vì sự kết hợp hài hòa cùng với sự sáng tạo độc đáo.

Mâm cỗ trung thu truyền thống

Mâm cỗ trung thu truyền thống xưa mang đậm nét văn hóa của cha ông ta ngày xưa. Mâm cỗ thường gồm những loại hoa quả đặc trưng vùng miền và đặc trưng của mùa thu. Không thể thiếu bưởi, na, lựa và chuối. Những loại quả tượng trưng cho mùa thu. Màu sắc hòa quyện âm và dương của đất trời. Ngoài ra không thể thiếu chiếc bánh dẻo và bánh nướng. Cùng với bánh nướng đàn heo xinh cho trẻ em.

 

Ngoài những gợi ý của chúng tôi về cách bày mâm ngũ quả  trung thu ở trên. Bạn có thể thỏa thích sáng tạo theo ý thích cá nhân để cho ra những mâm ngũ quả độc đáo nhất. Mâm cỗ Trung thu đẹp và ý nghĩa sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt mọi người.

Chúc các bạn thành công !

 

Múa sư tử tại doanh nghiệp

Top những bài múa sư tử hấp dẫn và đặc sắc không thể bỏ qua

Cùng với múa Lân, Rồng. Thì múa Sư Tử là môn nghệ thuật dân gian khá phổ biến ở nước ta. Sư tử được phong là chúa tể của muôn loài, trên mặt đất trong tất cả các loài thú thì không có một loài động vật nào uy lực mạnh mẽ hơn nó, ngay cả hổ và báo cũng không sánh kịp. Thần thái của sư tử có nét thâm trầm của bậc đế vương. Do đó múa Sư thể hiện sự thịnh vượng, uy phong và lòng quả cảm. Dưới đây là những bài múa sư tử hay nhất, bạn không xem sẽ vô cùng tiếc.

Tìm hiểu về nghệ thuật múa sư tử hiện nay

Biểu tượng sư tử đối với con người

Trong quan niệm của người phương Đông xưa. Mỗi con vật đều mang trong mình một ý nghĩa tâm linh riêng.  Đối với sư tử mang trong mình sự uy phong, thịnh vượng, trừ tà. Cân bằng âm dương, ngự trị tài vận đúng với phẩm chất của chúa sơn lâm. Theo phong thủy, sư tử có tác dụng phù trợ sức khỏe. Tài lộc cho gia chủ.

Thời xưa, hầu hết nhà của các quan luôn có 1 đôi sư tử đặt ở phía trước cửa nhà. Đôi sư tử này không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ mà nó còn có ý nghĩa canh giữ. Giữ địa vị và quyền lợi. Ngoài ra còn có thể đón khí vượng.

Ngày nay, những nơi sử dụng sư tử phong thủy nhiều nhất là các cơ quan, doanh nghiệp. Họ đặt một đôi sư tử ngay trước cổng lớn. Với mong muốn có thể bài trừ vô số các trở ngại gây ra cho công việc. Chính bởi những khí chất của sư tử mà nhiều công ty, gia đình chọn đặt tượng sư tử đá trước cửa. Để thể hiện quyền uy và cũng để trừ tà, tránh điềm xấu từ thế đất, vận hạn.

múa sư tử, tượng sư tử
Tượng sư tử trước cổng doanh nghiệp

Ý nghĩa biểu diễn sư tử tại các sự kiện

Thường sư tử biểu diễn có mái tóc đỏ và vàng xù xì. Với chiếc nơ đỏ trên đầu để biểu thị một con sư tử đực. Hoặc một chiếc nơ màu xanh lá cây để đại diện cho con cái. 

Sư tử luôn được biểu diễn theo cặp đôi, con đực “hý cầu” (đùa với quả tú cầu). Con cái lại có thêm một sư tử con – theo ý nghĩa “lân mẫu xuất lân nhi”. Sư tử cái biểu trưng cho việc bảo vệ bên trong và sư tử đực bảo vệ kiến trúc

Ý nghĩa của biểu diễn sư tử tại các sự kiện như: Cúng Khai trương, cúng khởi công, động thổ… Có ý nghĩa, xua tà khí. Trợ giúp về tài chính. Các bài múa sư tử hí cầu với ý nghĩa kinh doanh thuận lợi, thể hiện sự hưng thịnh. Giữ được mối quan hệ với đối tác. Giữ tài chính trong tay.

Múa sư tử tại doanh nghiệp
Múa sư tử tại doanh nghiệp với mong muốn xua đuổi tà khí, làm ăn thuận lợi

Top video các bài múa sư tử hay nhất

Múa sư tử thiếu nhi

Múa sư tử thiếu nhi là màn biểu diễn vô cùng đặc sắc của các em nhỏ. Với khéo léo của các em. Những con sư tử biểu diễn với các động tác mềm dẻo, uốn, nhảy điêu luyện. Mang đến cho người xem buổi trình diễn đặc sắc, mãn nhãn. Mời các bạn thưởng thức.

Múa sư tử kì lân

Đây là màn múa sư tử kết hợp với kì lân. Đem đến sự độc đáo cho người xem. Hai con vật dũng mãnh. Tượng trưng cho sự uy phong và hưng thịnh. Màn biểu diễn kết hợp với tiếng trống rộn rã. Gây sức hút không hề nhỏ đối với người xem. Mời các bạn theo dõi.

 

Múa sư tử leo hoa thung

 Điệu múa sư tử leo hoa thung.Mỗi cọc thung biểu thị cho một ngọn núi mà sư tử băng qua. Thể hiện đủ các trạng thái xúc cảm: hỉ, nộ, ai, ái, ố, kinh, nghi, thụy, tỉnh.

Các vũ sinh múa đầu và múa đuôi phải phối hợp động tác ăn ý. Ngoài diễn đạt các trạng thái xúc cảm, vũ sinh còn phải tỏ rõ sự già dặn về trình độ võ thuật của mình. Qua việc thực hiện các bộ tấn có cự ly dài ngắn khác nhau với độ cao. Đó là chưa kể các chiêu thức tổng hợp để thực hiện các bước nhảy liên hoàn ngoạn mục.

Múa trên mai hoa thung là tiêt mục thể hiện tuyệt kỹ. Đặc điểm để nhận ra đẳng cấp của mỗi đội múa là chiều dài của giàn thung và độ cao của các cọc thung. Mời các bạn thưởng thức

Múa sư tử hí cầu

Múa sư tử hí cầu cũng là màn biểu diễn hấp dẫn. Thể hiện sự khéo léo, kết hợp ăn ý. Giữa sư tử và quả cầu. Với trang phục lỗng lẫy. Màn biểu diễn đủ làm người xem có những giây phút thư giãn ấn tượng.

Múa sư tử thổi lửa

Múa sư tử thổi lửa, kết hợp với leo cây lấy thưởng. Các đội Lân có thể cùng một lúc diễn từ hai, ba đến bốn cây trúc. Các vũ sinh luôn phải chú ý đến nhịp trống nhạc để phối diễn ăn ý tạo thành một màn diễn chung nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật tổng hợp.

Người biểu diễn không chỉ trèo lên và tụt xuống, mà còn múa trên đỉnh cao của trúc. Ngoài ra còn đứng lên cây trúc và thổi lửa.

Tập hợp các chiêu thức độc đáo trên ngọn trúc và cách đứng thổi lửa. Làm cho tiết mục trở nên hồi hộp và hào hứng. Mời các bạn đón xem

Dịch vụ múa sư tử trong sự kiện, uy tín, chuyên nghiệp

Hiểu được vai trò đặc biệt quan trọng của múa Lân Sư Rồng nói chung. Và múa sư tử nói riêng trong các sự kiện. Và sự khan hiếm của những đội múa lân sư rồng chuyên nghiệp, điêu luyện và có tính chuyên môn cao. 

Hùng Anh Đường chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Luôn cung cấp dịch vụ cho thuê múa lân sư rồng: Trung thu, khai trương, khởi công, đám cưới, lễ, tết… chuyên nghiệp, được đào tạo nhiều năm.

Đảm bảo các tiết mục vô cùng đặc sắc, hào hùng. Thể hiện được cái hồn của múa Lân Sư Rồng tại các sự kiện quan trọng của công ty, doanh nghiệp. Đảm bảo các bạn sẽ hài lòng.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 0972.263.280  để nhận được dịch vụ tốt nhất. Với phương châm phục vụ của chúng tôi luôn là: Chất lượng nhất – uy tín nhất – giá rẻ nhất

Ngoài ra các bạn có thể liên hệ theo địa chỉ: 

Công ty TNHH TM DV Nghệ Thuật Hùng Anh
Đoàn Võ Thuật Lân Sư Rồng Hùng Anh Đường.

Địa chỉ: Số 39, Tổ dân phố Ngọa Long, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Email: HungAnhDuong.HN@gmail.com.

Website: https://lansuronghanoi.com