Tin tức du lịch

Những kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nội dung

Rate this post

Hiện này, xung quanh khu vực Hà Nội có rất nhiều khu vực giải trí cho mọi người tới nghỉ ngơi và thư giãn, đặc biệt là những ngày lễ và ngày cuối tuần. Một trong số đó chính là làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nơi đây không chỉ đơn thuần là địa điểm giải trí mà đó còn là nơi giới thiệu về văn hóa và đặc trưng của các dân tộc trong dải đất hình chữ S. Vậy nên, đây là nơi cực kì bổ ích mà ai cũng nên đến, nhất là với những ai ở gần khu vực thủ đô Hà Nội. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

  1. Giới thiệu về làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cách thủ đô Hà Nội hơn 40km, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm trong quần thể khu du lịch Đồng Mô- Ngải Sơn thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Được xây dựng trên một ngọn đồi, bao quanh là thung lũng, nơi đây tái hiện lại một cách sống động về đời sống sinh hoạt và văn hóa của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

Với những đặc trưng về địa lý, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một trong những nơi thu hút khách tới tham quan, tìm hiểu nhất là vào những ngày lễ và dịp cuối tuần gần Hà Nội.

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

  1. Đường đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Có thể chia đường đi tới làng văn hóa các dân tộc Việt Nam theo 2 lộ tuyến.

Đi bằng xe máy, ô tô:

  • Các bạn đi theo đường đại lộ Thăng Long khoảng 36 km. Trên đường gặp biển chỉ dẫn tới làng văn hóa các dân tộc Việt Nam thì bạn đi theo chỉ dẫn. Tại vòng xuyến, chỉ cần bạn đi vào lối dẫn đầu tiên là tới nơi cần đến.
  • Nếu xuất phát từ phía Hồ Gươm, bạn đi theo hướng cầu Trung Hà tới trung tâm hội nghị quốc gia hoặc đi về phía bến xe Mỹ Đình ->rẽ phải vào Láng Hòa Lạc khoảng 30km ->tới ngã tư Láng Hòa Lạc thì rẽ phải đi về phía Sơn Tây -> tới Đường Lâm đi thêm 5km là tới nơi.

Đi bằng xe bus:

Tùy thuộc vào vị trí mà bạn đang ở, bạn có thể chọn một trong những tuyến xe bus như sau.

  • Tuyến xe 107: Bến xe Kim Mã- làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
  • Tuyến xe 75: Bến xe Yên Nghĩa- bến xe Hương Sơn.
  • Tuyến xe 71B: Bến xe Mỹ Đình- bến xe Xuân Mai.
  • Tuyến xe 71: Bến xe Mỹ Đình- bến xe Sơn Tây
  1. Phương tiện đi lại tới làng văn hóa

Do khoảng cách khá gần với thủ đô Hà Nội nên bạn hoàn toàn có thể chủ động phương tiện di chuyển. Bạn có thể chọn một trong những phương tiện sau:

  • Xe máy, ô tô cá nhân.
  • Xe bus đi tới làng văn hóa các dân tộc.

Cồng chiêng Tây Nguyên

  1. Giá vé làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Giá vé vào tham quan được chia ra cho nhiều đối tượng khác nhau.

  • Người lớn: 30.000đ/vé
  • Sinh viên (có thẻ sinh viên): 10.000đ/vé
  • Học sinh (có thẻ học sinh): 5.000đ/vé
  • Người cao tuổi: 15.000đ/vé
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: miễn phí.

Chùa Khơ me

  1. Giờ mở cửa của làng

Mở cửa vào tất cả các ngày trong 1 tuần (tính cả chủ nhật và những ngày lễ tết)

  • Buổi sáng: 8:00 -11:30.
  • Buổi chiều: 13:00-16:30.
  1. Thời điểm thích hợp đi thăm làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Với diện tích rộng và được sắp xếp phân chia thành nhiều khu vực khác nhau. Do đó làng văn hóa luôn là một trong những điểm đến thu hút nhất cho tất cả những hoạt động tập thể ngoài trời vào tất cả các mùa trong năm. Vì thế, chúng ta nên tới thăm làng văn hóa vào buổi sáng để có thể dành trọn vẹn cả ngày đi ngắm hết vẻ đẹp nơi đây, cũng là để tránh đông người do học sinh sinh viên thường chụp kỉ yếu vào buổi trưa.

Chụp ảnh kỉ yếu tại làng văn hóa

  1. Khám phá tour làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là quần thể bao gồm rất nhiều khu vực khác nhau. Trong đó, làng văn hóa bao gồm 6 khu vực chính như sau:

  • Các khu làng dân tộc: Tại đây, chúng ta có thể tham quan tất cả những nên văn hóa của 54 dân tộc anh em. Chúng là những ngôi chùa của người Khơ me được xây theo nguyên mẫu chùa K’Leang tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tháp Chăm được xây kì công thoe nguyên mẫu tháp Po Klong Garai tại Phan Rang. Hay như văn hóa, bản sắc của dân tộc Ê đê, Tây Nguyên với những bình rượu cần, bóng cây Ko-nia, hay những vườn tượng nhà mồ- một trong những đặc trưng của người Tây Nguyên. Đi sâu vào bên trong, bạn sẽ gặp được tất cả những dân tộc còn lại. Đó chính là những kiến thức về đời sống quý báu mà chúng ta được học, được tìm hiểu.

Nhà rông tại làng văn hóa

  • Khu di sản thế giới: Qua khu thứ hai là khu di sản thế giới. Với diện tích 125.22ha, đây là khu vực tái hiện lại một số quần thể kiến trúc nổi tiếng của các nước trên thế giới. Chúng là vạn lý trường thành của Trung Quốc, tháp Effen của Pháp hay Kim Tự Tháp của Ai Cập…
  • Khu công viên và bến thuyền: Khu vực này nằm ở phía mặt hồ Đồng Mô và cổng B của làng văn hóa. Thông thường, do có phong cảnh mát mẻ nên một số bạn thường tới đây để chụp ảnh hoặc cắm trại picnic.
  • Khu dịch vụ tổng hợp: Khu vực này tích hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp và thể thao với quy mô lớn giúp khai thác cảnh quan của tự nhiên một cách tối đa và hiệu quả.
  • Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô: Phía mặt nước hồ Đồng Mô là hàng cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường, đảm bảo cho hệ sinh thái luôn được đảm bảo. Với diện tích 600,9 ha, nơi đây được sử dụng để khai thác cho một số hoạt động về môi trường.
  • Khu quản lý điều hành văn phòng: Khu vực này là khu vực của nhân viên, ban quản lý trung tâm và cũng là nơi tiếp đón những đoàn khách lớn trong và ngoài nước tới tham quan.
  1. Tham gia các trò chơi dân gian

Không chỉ nổi bật với những cảnh đẹp và văn hóa, tới thăm làng văn hóa, bạn còn có thể tham gia những trò chơi dân gian thú vị tại đây. Đó chính là lý do mà rất nhiều gia đình thích đưa con tới đây vào dịp cuối tuần. Đó không chỉ giúp cho cả gia đình được thư giãn mà còn là dịp để mọi người cùng nhau hiểu thêm về văn hóa từ dân gian.

Du khách được trải nghiệm những trò chơi dân gian như nhảy sạp, đánh đu, ném còn, đi cầu kiều…Đó chắc chắn là những trải nghiệm khó quên cho mỗi người.

Trò chơi dân gian nhảy sạp

Trò chơi ném còn dân tộc Thái

  1. Văn hóa ẩm thực dân tộc

Là nơi hội tụ nền văn hóa đại đa số các dân tộc, do đó nơi đây cũng là nơi hội tụ của rất nhiều những món ăn dân tộc độc đáo như gà đồi nướng, bánh lọc của dân tộc Tày, thịt nướng của dân tộc H’mong, bánh bộc lọc dân tộc Tày.

Cơm lam người Mường

Món cơm lam của người Mường sử dụng gạo nếp là chính. Những người dân nơi đó đã sáng tạo bằng cách sử dụng ống tre, ống nứa rồi cho gạo vào bên trong và nướng trên bếp lửa, nấu chín thành cơm rồi cho ra món cơm lam nổi tiếng như bây giờ. Chúng cũng trở thành nét đặt trưng và thước đo giá trị văn hóa của dân tộc Mường. Mỗi ống cơm lam đều sử dụng những hạt gạo nếp nương thơm dẻo. Trước khi nướng, gạo được ngâm 2-3 tiếng để hạt gạo mềm thơm. Cùng với đó, ống nứa cũng có kích thước vừa đủ, thon dài 20-30cm, không quá dày và cũng không quá mỏng để vừa dễ tách khi ăn mà lại vẫn mang hương vị của thiên nhiên núi rừng.

Thịt nướng H’mong

Thịt nướng của người H’mong cũng rất nổi tiếng tại nơi đây. Từng miếng thịt được tẩm ướp một cách tỉ mỉ và vừa vặn. Sau đó được xiên vào que và nướng dưới ngọn lửa vừa phải khiến cho miếng thịt ngả màu vàng ươm mà cũng không mất đi mùi vị thơm ngon. Những miếng thịt được xen kẽ với lá rừng khiến cho thịt luôn đượm mùi của thiên nhiên. Khi thưởng thức sẽ tạo nên cảm giác ấn tượng với người thưởng thức.

Bánh bột lọc dân tộc Tày

Những chiếc bánh bột lọc làm bằng bột nếp có nhân tôm và thịt được gói bên trong lá chuối được thưởng thức cùng nước chấm vừa miệng. Đây là một trong những món ăn mang đậm màu sắc ẩm thực của dân tộc Tày mà bạn khó có thể quên được.  

Gà đồi nướng

Gà đồi nướng được chọn lựa từ những con gà không quá già và được giữ nguyên để phần xương ức không bị bung ra và giữ nguyên hình dạng con gà. Bên ngoài lớp da được ướp bằng nhiều loại gia vị khác nhau. Gà được nướng trên lớp than hồng, cách 15-20 phút lại được phết lại gia vị giúp cho lớp da được tẩm ướp và vẫn giữ được độ giòn. Thịt gà bên trong lại mềm và thơm ngọt. Gà thường được ăn nóng và thưởng thức ngay sau khi được mang từ trên bếp than xuống.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Mong rằng, qua đây, mọi người sẽ có được những sự chuẩn bị chu đáo nhất để chuyến đi được diễn ra một cách tốt đẹp và đọng lại được dư âm trong lòng chúng ta.

quantri

Share
Published by
quantri

Recent Posts

Mách bạn cách tặng quà khai trương ý nghĩa.

Quà khai trương ý nghĩa rất quan trọng khi bạn đi dự một sự kiện…

4 năm ago

Mẫu rạp sự kiện đám cưới đẹp và cách làm rạp đơn giản

Lễ cưới là một trong những sự kiện vô cùng quan trọng của cuộc đời.…

4 năm ago

5+ Những kỹ năng cần thiết của người tổ chức sự kiện

Kỹ năng tổ chức sự kiện là yếu tố quyết định đến sự thành công…

4 năm ago

Bạn có biết 1 năm Việt Nam có bao nhiêu ngày tết?

Ý nghĩa các ngày tết ở Việt Nam không phải ai cũng hiểu và biết…

4 năm ago

5+ Trò chơi dân gian thiếu nhi hấp dẫn trong đêm rằm trung thu

Trò chơi dân gian thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với trẻ em.…

4 năm ago

Phân cấp lễ hội ở Việt Nam và các lễ hội lớn nhất tại 3 miền

Lễ hội ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng trải dài trên mọi miền…

4 năm ago